+ Tết đang đến gần, trong không gian tĩnh lặng, mình ngồi đọc những đoạn hay trong truyện Kiều, đó cũng là một thú vui tao nhã của mình.
(hình lấy trên net)
*/Truyện kiều là một tác phẩm của Nguyễn Du, được ông sáng tác dựa theo cốt truyện "Kim Vân Kiều truyện" của Thanh Tâm Tài Nhân, một tiểu thuyết bằng văn xuôi của Trung Quốc. Truyện Kiều kể về cuộc đời của nàng Thúy Kiều, nàng sinh ra trong một gia đình "Gia tư nghĩ cũng thường bậc trung". Kiều xinh đẹp, tài năng nhưng lại bị cuộc đời vùi lấp và chịu nhiều khổ đau, tủi nhục trong suốt 15 năm đoạn trường. Trải qua nhiều sóng gió, bể dâu của cuộc đời rồi sau cùng Kiều cũng được đoàn tụ với gia đình, gặp lại người xưa,Phải nói rằng đây là một cái kết có hậu với Kiều và gia đình nàng.
"...Trông xem đủ mặt một nhà:
Xuân già còn khỏe huyên già còn tươi.
Hai em phương trưởng hòa hai,
Nọ chàng Kim đó là người ngày xưa!
Tưởng bây giờ là bao giờ,
Rõ ràng mở mắt còn ngờ chiêm bao..."
Xuân già còn khỏe huyên già còn tươi.
Hai em phương trưởng hòa hai,
Nọ chàng Kim đó là người ngày xưa!
Tưởng bây giờ là bao giờ,
Rõ ràng mở mắt còn ngờ chiêm bao..."
... Trong “Truyện Kiều” có nhiều câu thơ mình "mê" theo kiểu chữ ê kéo dài.(hi!hi). Mà phải nói rằng Cụ Nguyễn viết nhiều, tả nhiều về cảnh ly biệt của Kiều với gia đình với người yêu rất hay. Mỗi cảnh là một trang về cuộc đời của Kiều trong 15 năm đoạn trường ấy, từng câu thơ thấm đẫm nỗi buồn, nhớ và đầy nước mắt :"Vầng trăng ai xẻ làm đôi/Nửa in gối chiếc, nửa soi dặm trường".
Cụ Nguyễn tả lại cảnh Thúc Sinh từ biệt Thúy Kiều để về thăm ...vợ mà câu thơ tả cho thấy thực sự lòng chàng chẳng muốn đi: "Cầm tay, dài ngắn thở than /Chia phôi ngừng chén hợp tan nghẹn lời".
Nỗi buồn ly biệt giữa Thúc Sinh - Thúy Kiều qua ngòi bút của Nguyễn Du như thấm sâu vào cảnh vật, tỏa vào không gian và thấy thời gian như ngưng lại, "Người về chiếc bóng năm canh/Kẻ đi muôn dặm một mình xa xôi". Khi đọc hay nghe ngâm thơ Kiều trong không gian tĩnh lặng ta sẽ cảm nhận được nỗi buồn, tâm trạng của Kiều và thấy rằng các câu, chữ Cụ Nguyễn dùng quá "đắt" luôn.
Đây là đoạn tả cảnh Thúc Sinh chia tay Kiều để về quê với ...vợ:
" Người lên ngựa kẻ chia bào,
Rừng phong, thu đã nhuốm màu quan san.
Dặm hồng bụi cuốn chinh an,
Trông người đã khuất mấy ngàn dâu xanh.
Người về chiếc bóng năm canh,
Kẻ đi muôn dặm một mình xa xôi.
Vầng trăng ai xẻ làm đôi,
Nửa in gối chiếc nửa soi dặm trường."
(từ câu 1519 đến 1526)
*/ Đây là mấy câu thơ Cụ Nguyễn khắc họa tâm trạng của Thúc Sinh khi tưởng Kiều đã ch.ết (nên sầu thì dài mà ngày thì ngắn) :
"Sen tàn, cúc lại nở hoa
Sầu dài, ngày ngắn, đông đà sang xuân.
Tìm đâu cho thấy cố nhân?
Lấy câu vận mệnh khuây dần nhớ thương.
(Kiều- từ câu 1795-1798)
Dễ lòa yếm thắm trôn kim,
Làm chi bưng mắt bắt chim khó lòng!
Đôi ta chút nghĩa đèo bòng,
... Thúc Sinh chính là người đàn ông thứ hai sau Kim Trọng mà Kiều thực sự có cảm tình và yêu mến, dù biết thân phận mình khó được sống "hợp pháp" với chàng Thúc, nhưng Thúy Kiều vẫn hy vọng, nên nàng đã từng nói với Thúc Sinh rằng:
"Thương sao cho vẹn thì thương.
Tính sao cho vẹn mọi đường xin vâng”.
*/ ... Sau một thời gian chung sống với Thúc Sinh, Kiều đã khuyên chàng về thăm vợ, Nguyễn Du đã tả rất cụ thể mong muốn của Kiều gồm 3 điều: Trong gia đình Thúc Sinh phải trong ấm, ngoài êm dù có Kiều (hi!hi- nàng hơi ảo tưởng): "Sao cho trong ấm thì ngoài mới êm". Kiều cũng không muốn Thúc Sinh dấu vợ chuyện có Kiều mà phải nói rõ ràng ra sự thật: "Đến nhà trước liệu nói sòng cho minh". Còn khi biết sự thật rồi mà vợ của Thúc Sinh có nổi "sóng gió bất bình" thì xin chàng làm rõ chuyện vai vế, địa vị của mỗi người : "Lớn ra uy lớn, tôi đành phận tôi". Nhưng trong những câu thơ ấy ta thấy toát lên mong muốn nhất của Kiều là Thúc đừng giấu ngược, giấu xuôi chuyện của hai người. Nếu chàng cố giấu, cố che đậy chắc chắn việc tày trời sẽ đến sau. Và sau cùng Kiều cũng hy vọng và chờ đợi tin vui sau chuyến về thăm vợ của chàng Thúc :
"Chén đưa nhớ bữa hôm nay/ Chén mừng xin đợi ngày này năm sau:.
Cả đoạn thơ đó đây: (từ câu 1505 đến câu 1518)
" Nàng rằng: Non nước xa khơi,
Sao cho trong ấm thì ngoài mới êm.Dễ lòa yếm thắm trôn kim,
Làm chi bưng mắt bắt chim khó lòng!
Đôi ta chút nghĩa đèo bòng,
Đến nhà trước liệu nói sòng cho minh.
Dù khi sóng gió bất bình,
Lớn ra uy lớn tôi đành phận tôi.
Hơn điều giấu ngược giấu xuôi.
Lại mang những việc tày trời đến sau.
Lớn ra uy lớn tôi đành phận tôi.
Hơn điều giấu ngược giấu xuôi.
Lại mang những việc tày trời đến sau.
Thương nhau xin nhớ lời nhau,
Năm chầy cũng chẳng đi đâu mà chầy.
Chén đưa nhớ bữa hôm nay,
Chén mừng xin đợi ngày này năm sau"....
Năm chầy cũng chẳng đi đâu mà chầy.
Chén đưa nhớ bữa hôm nay,
Chén mừng xin đợi ngày này năm sau"....
*/ Còn đây là tâm trạng của Thúc Sinh khi về với vợ: “Chạnh niềm nhớ cảnh giang hồ”, chàng nói vậy thôi chứ thực ra là chàng nhớ Kiều. Lòng nhớ Kiều nhưng "lực bất tòng tâm" vì chàng còn có vợ bên cạnh mà vợ chàng lại hay ghen. Chàng Thúc mới nghĩ cớ để rời khỏi nhà, vợ chàng là Hoạn Thư đã biết tình ý của chồng (Hoạn Thư là con nhà danh giá: "Vốn dòng họ Hoạn danh gia/Con quan Lại bộ tên là Hoạn thư) và thông minh hơn...chồng, chỉ là Hoạn Thư quá ghen thôi nhưng mà ghen theo kiểu rất chi là ...thường tình (hihi). Sau này khi phải giáp mặt Kiều (đoạn báo ân, báo oán), Hoạn Thư có giãi bày với Kiều lý do đã từng "hành hạ" Kiều : "Rằng tôi chút phận đàn bà/ Ghen tuông thì cũng người ta thường tình". Nhưng đó là về sau, còn lúc này , khi thấy Thúc Sinh về với vợ mà lòng dạ để nơi khác. Hoạn Thư mới bảo Thúc Sinh về thăm cha (cố tình tạo cớ cho chàng Thúc ra khỏi nhà vì Hoạn Thư biết rõ Kiều cũng đang ở gần Thúc Ông) và Hoạn Thư cũng biết chắc là chồng mình sẽ đi đâu khi ra khỏi nhà. Cùng lúc, Hoạn Thư lập kế hoạch để "triệt" đường nhung nhớ của chàng Thúc, nàng sai gia nhân (bọn Ưng, khuyển) đốt nhà, bắt cóc Kiều rồi ném vào đó thây ma chết đuối, tạo nên hiện trường giả là Kiều đã bị chết cháy. Quả nhiên, khi đến nơi tìm Kiều, Thúc Sinh tưởng thật là Kiều đã ch.ết nên rất buồn. Chàng đã than: "Tìm đâu cho thấy cố nhân/ Lấy câu vận mệnh khuây dần nhớ thương" . Sau đó chàng Thúc đi xem bói và được Thầy bói phán Thúy Kiều vẫn còn sống, hai người sẽ gặp lại nhưng tình cảnh thì rất éo le: "..Hai bên giáp mặt chiền chiền/Muốn nhìn mà chẳng dám nhìn lạ thay"....
(Hôm nay vậy thôi, đề tài về này còn nhiều đề tài hay để viết)