Trang

Thứ Bảy, 30 tháng 11, 2019

NỬA ĐỜI VỀ SAU HÃY HỌC CÁCH BÌNH THẢN!




"Con người đến độ tuổi nào đó, cần phải nghĩ  thoáng một chút, yêu bản thân nhiều hơn một chút, thường xuyên nuôi dưỡng một tâm hồn đẹp và một trái tim trầm tĩnh, rộng lượng, đây có lẽ là cách sống tốt nhất của nửa đời còn lại.

Nửa đời về sau, hãy học được cách trầm tĩnh:

Có đôi khi bị người khác hiểu lầm, đừng tranh luận, hãy lựa chọn giữ im lặng. Trong cuộc sống, có rất nhiều chuyện đúng sai khó có thể nói rõ ràng, thậm chí căn bản là không có hoàn toàn đúng hay hoàn toàn sai. Cho nên, nếu không muốn nói, thì đừng nói. Khi mà có nói nhiều cũng vô ích, có lẽ im lặng là lời giải thích tốt nhất.
 
Nửa đời về sau, hãy trở nên bình thản:

Con người đến độ tuổi nào đó, tự nhiên không còn thích những gì ồn ào náo nhiệt, tâm thái bình thản giúp cho cơ thể khỏe mạnh, kéo dài tuổi thọ.

Mặc kệ là đời sống vật chất dư dả hay bần cùng, chỉ cần nội tâm bình thản, chính là sống một cuộc đời hạnh phúc.

Nửa đời về sau, hãy học cách cúi mình

Bạn bất đồng ý kiến với với con cái, nói chuyện mâu thuẫn với bạn bè, những điều này cũng không sao cả. Nghĩ thoáng một chút, chấp nhận buông bỏ, cho dù là cúi người xuống nói lời xin lỗi thì có sao?

Lúc này bạn cũng có thể về lau nhà, lấy ra một đống giẻ lau, cúi người lau sạch sàn nhà trước mặt mình. Trong lúc lao động, bạn sẽ nhận ra tâm trạng và suy nghĩ của mình dần lắng xuống.
Nửa đời về sau, hãy đừng cảm thấy hối hận

Cuộc đời là một con đường dài với vô số ngã rẽ, và ta luôn phải lựa chọn không ngừng. Nhưng cuộc đời không có cơ hội nào lặp lại, lựa chọn rồi thì đừng hối hận, cũng đừng nói câu muốn làm lại từ đầu…

Mỗi lựa chọn đưa ra không có thực sự tốt hay thực sự tồi, chỉ cần biết cuộc sống là tác phẩm độc nhất vô nhị của chúng ta, thì sẽ không phải hối tiếc nếu ngày đó mình không làm như vậy.
Nửa đời về sau, hãy tiếp tục học tập

Đọc sách xem báo, thư pháp hội họa, ca hát khiêu vũ,… đều là một trong những thứ chúng ta nên tiếp tục học!

Mang theo bên mình một chiếc máy nghe nhạc, dù là buổi sáng ở nhà hay ra ngoài tập thể dục, luyện khí công vừa nghe nhạc vừa làm việc khác. Như vậy có thể đem đến cho cuộc sống rất nhiều niềm vui, khiến cho tâm tình khoan khoái dễ chịu.

Nửa đời về sau, hãy giữ gìn sự đơn thuần

Suy nghĩ quá nhiều, ngược lại càng làm cuộc sống thêm phức tạp, “đơn thuần” thật ra chính là một ân huệ mà trời cao ban cho chúng ta.

Sống đơn thuần ở hiện tại, đơn thuần cảm nhận mùi thơm của đồ ăn, đơn thuần nhận ra niềm vui của vận động, đơn thuần cùng bạn bè nói chuyện trên trời dưới đất. Đừng suy nghĩ quá nhiều, cuộc sống thật ra luôn cần những niềm vui đơn giản.

Nửa đời về sau, hãy thỉnh thoảng buông thả bản thân

Mỗi ngày ăn trái cây rau quả, thực phẩm lành mạnh, có phải là có lúc cũng thèm thịt cá? Vậy thì cứ ăn đi!

Thực phẩm lành mạnh có lợi cho cơ thể, nhưng thỉnh thoảng cũng nên buông thả bản thân một chút. Cuộc đời không nên gò ép bản thân mình quá, ngẫu nhiên phóng túng thì càng bình dị, gần gũi.

Nửa đời về sau, hãy luôn ăn mặc đẹp

Yêu cái đẹp nên là điều mà chúng ta theo đuổi cả đời, tuyệt đối đừng vì suy nghĩ mình lớn tuổi mà không muốn trưng diện nữa.

Hãy nhân lúc lưng còn thẳng, chân còn khỏe, hãy mặc thật nhiều bộ đồ xinh đẹp, đến những nơi đẹp đẽ nhất, chụp những tấm hình rực rỡ nhất!

Nửa đời về sau, đôi lúc hãy ngờ nghệch một chút

Có những chuyện, cần hờ hững thì hờ hững, điều gì không làm rõ được thì không cần làm rõ, người nào cần lướt qua thì cứ lướt qua.

Nếu như chỉ biết nhớ không biết quên, chỉ biết tính toán mà không biết cho qua, chỉ biết khôn khéo mà lại không biết vụng về… sẽ chỉ làm cuộc sống của chúng ta luôn nặng nề, phiền não.
Nửa đời về sau, hãy thường xuyên chúc phúc cho người khác

Chúng ta đối đãi với người khác thế nào, họ cũng sẽ đối đãi với ta như vậy. Cho nên, hãy thường xuyên khen ngợi bạn bè, con cháu của mình, thậm chí cả người xa lạ cũng đừng tiếc một lời chúc phúc!

Thời điểm bạn làm cho người khác vui vẻ, bạn sẽ nhận ra rằng mình còn được nhân đôi niềm vui. Sống ở hiện tại, tận hưởng cuộc sống ở hiện tại, đó chính là phương thức sống tốt đẹp nhất!"

                                              ST Bài viết: "Nửa đời về sau hãy học cách cúi mình và trở nên bình thản"
                                                               Tuệ Tâm/ Vườn hoa Phật giáo


Thứ Bảy, 23 tháng 11, 2019

GIÀ CMN RỒI ÔNG GIÁO Ạ !

...Tóc thì sắp bạc hết đầu vậy mà nhiều khi mình không nghĩ là mình sắp cán đích 60! Ngày trước tuổi này ở quê có khi được lên...lão! (hi!hi) lão thật chứ đùa đâu! chẳng biết nên vui hay buồn về vụ này!
Dấu hiệu báo trước tuổi già là qua 40 tóc bạc, mình di truyền từ mẹ tóc bạc sớm! Biết nhuộm tóc là có hại cho sức khỏe nhưng không lẽ mắt còn ngó nghiêng rồi bình luận zai đẹp,xấu mà đầu thì tóc muối tiêu khó coi lắm! Bởi vậy, cứ đều như vắt chanh 3 tuần nhuộm 1 lần! Dẫu không tốt nhưng vẫn cứ phải đổi trắng thay đen thôi, biết làm sao được! chuẩn là già cmn rồi ông giáo ạ ! (theo hot trend vlog 1977- hi!hi)
...Cứ ngỡ mình còn trẻ, khỏe nên năm trước mình đánh cầu lông, chạy nhiệt tình như mới 18, sau một thời gian ngắn thì bàn tay phải tê và đau như bị ướp đá, đi xe máy không được, đi thăm các  bô lão phải đi Grab, haizzza! đi khám bệnh, bảo hiểm y tế đăng ký ở bệnh viện cách nhà trên 10km nên lười, đi khám dịch vụ ở bệnh viện gần nhà thì ra đủ thứ bệnh (gai đốt sống cổ, thoát vị đốt sống cổ, suy tĩnh mạch...), còn thử máu thì thứ cần cao không cao, thứ cần thấp thì cao chót vót! Kệ! sống chung với bệnh thôi chứ vài lần đi lên BV Y học dân tộc kéo tạ cổ, vừa đông người vừa xa nên bệnh lười lại trỗi dậy, ở nhà tập yoga trên mạng được vài bữa cũng chán bỏ luôn! Rồi thì cũng đâu vào đó,  già thì vậy thôi! Tưởng đã êm, nhưng nói như chị vợ anh bạn là: đừng tưởng bở, thời gian gần đây mình lại bị đau gót chân, cứ sáng đặt chân xuống giường là đau nhói, đi cà nhắc một lúc thì bớt, lên tìm BS Google thì chẩn đoán là bị gai gót chân hoặc viêm cân gân bàn chân...Biết là bệnh không nguy hiểm đến tính mạng nên lại không đi khám bệnh (phần thì do bảo hiểm ở BV xa, phần thì bị bệnh... lười nó lấn át) nên lại theo chỉ dẫn của anh bạn youtube: nào là: 1/ngâm chân vào nước dấm ấm; 2/hạt đu đủ giã nhuyễn buộc vào gót chân đau;3/nấu nước nóng bỏ muối hạt, lá lốt (quế), gừng vào rồi vừa xông (chân) khi nước còn nóng, khi nguội bớt thì ngâm chân vào...! Chị bạn còn chỉ trước khi đi ngủ, sau khi ngâm với các loại lá trên thì lấy máy sấy xả vào gót chân, khô thì đi vớ vào rồi ..leo lên giường đi ngủ! Do ảnh hưởng đến việc đi lại nên mình cứ ngày 2 lần ngâm chân, rồi mát xa chân lên cái miếng gỗ (bán đầy ở siêu thị) ! Thời gian đầu ngâm đủ thứ không thấy giảm đau, mấy hôm nay ngâm gừng,  vỏ quế, lá lốt, ngải cứu, muối hột xong sấy khô thì ngủ dậy thấy chân nhẹ hơn, không đau nhói như mấy hôm trước!để làm thêm vài ngày nữa, nếu bớt hẳn thì mình có thể truyền kinh nghiệm cho các bạn già khác! hi!hi! 
Mình có người chị họ siêng lắm cơ, nhà cách SG 200km, chỉ bị giãn tĩnh mạch ở chân thôi nhưng tháng nào cũng vượt đường xa xuống SG khám và tái khám theo ghi chú mà đơn thuốc nào cũng có ghi (tái khám sau 1 tháng).Trời ạ, sao mà có người siêng đến thế, hay là mình điếc không sợ súng hoặc nói một cách trình hơn là có thể chết do thiếu hiểu biết???
P/s: nói không phải khoe (he!he) chứ nhà mình ở đâu cũng gần BV, trường học và ...chợ chồm hổm!

Người ta khoe hoa mình cũng ...ba hoa:(thú vui tao nhã khi già)






Thứ Bảy, 16 tháng 11, 2019

CHUYỆN SAM- KEM!

Lâu rồi mình chưa kể chuyện Sam- Kem (cháu ngoại).Sam vào lớp 1 đã trưởng thành hơn trước, tự nguyện đi học, chịu đánh răng và tắm, không bèo nhèo như trước, những điều đó tuy nhỏ nhặt nhưng đem lại niềm vui không những cho ba, mẹ Sam mà ông bà cũng vui!
 Mấy hôm nay Sam đang "sốc" về việc sẽ phải trưởng thành nên tinh thần hơi xuống. Chuyện của Sam người lớn nghe thì cười, còn Sam thì...khóc, bà ngoại ghi lại đây mai này Sam lớn Sam đọc để xem mình hồi bé nó ra làm sao Sam nhé:
*/ Hôm rồi về ngoại, mẹ Sam vui miệng nói với Sam là để hôm nào tập cho Sam nấu cơm, nghe mẹ nói vậy, Sam tỏ thái độ lo lắng, và sau đây là câu chuyện của Sam:
Mẹ: Mai mẹ tập cho Sam nấu cơm nhé?
Sam: à há, con phải nấu cơm hả mẹ? em Kem thì sao?
Mẹ: Chỉ tập nấu thôi, em Kem còn nhỏ.
Sam: Mẹ ơi, con không nấu cơm được đâu, con cũng không biết lái xe! (???)
Bà ngoại: con chỉ tập nấu cơm thôi mà, dễ lắm, vo gạo, đổ nước (mẹ sẽ chỉ ) xong bỏ vào cắm điện là xong!(bà vui vẻ chêm vào)
Sam: (Lúc này rơm rớm nước mắt), quay qua ôm mẹ rồi hỏi: Mẹ ơi, mẹ có già không, khi nào thì mẹ già?
Mẹ: Mẹ sẽ già khi Sam lớn! (khẳng định)
Bà ngoại: Giống như cậu VP lớn thì bà già vậy đó!(bà ví dụ cho Sam thấy thực tế)
Sam: Mẹ ơi! con có già không? (lo lắng)
Mẹ: Con sẽ lớn, biết nấu cơm và lái xe!
Sam: Vậy mẹ ơi! con có phải lấy vợ không? (đoạn này bà và mẹ cười còn Sam thì sự lo lắng tăng lên).
Mẹ: Sam lớn thì Sam sẽ lấy vợ!
Sam: Vợ con là ai hả mẹ? (he!he! mẹ biết được thì hay quá)
Mẹ: (hơi bí vì không biết trả lời thế nào), suy nghĩ lát rồi nói: Vợ con là bạn Thùy Vy (bạn gái cùng lớp của Sam)
Sam: (im lặng một lúc), nước mắt vẫn ngập mi, chỉ chờ cơ hội là nức nở( hihi). Mẹ ơi, vì sao mẹ anh Bờm lại chết? (anh Bờm là anh họ của Sam, mẹ mới mất).(chuyển đề tài để tăng hơn sự lo lắng)
Mẹ: Mẹ anh Bờm bị bệnh và cũng vì anh Bờm không vâng lời mẹ! con có vâng lời mẹ không? ( cái này có vẻ dọa dẫm Sam)
Sam: con có vâng lời mẹ!Nhưng mai con có phải nấu cơm nữa không mẹ? (hi hi! có vẻ vụ nấu cơm ám ảnh Sam).
Mẹ: (động viện): Con ngoan thì mẹ sẽ nấu cơm cho đến khi con lớn!
Sam: (Nghe me nói xong có vẻ yên tâm)!tiếp tục chơi!
P/s: Nhưng hôm sau nghe mẹ Sam kể thì tối hôm sau Sam đang ngủ thì mê sảng, dậy khóc và la lên là: mẹ ơi con thương mẹ, mẹ ơi con yêu mẹ! làm cho cả nhà hết hồn!
Như vậy là Sam của bà ngoại quá nhạy cảm, sợ phải trưởng thành (phải nấu cơm, lái xe và...có vợ) ha!ha! tội nghiệp Sam!

Sam mới qua tuổi thứ 7 được vài tháng:





*/ Bé Kem đã được 18 tháng, nhưng nghịch ngợm hơn anh Sam hồi bé, kiểu nghịch của Kem là của một cô bé hiếu động, Kem chưa nói nhiều nhưng người lớn nói gì là Kem hiểu hết, khi bà nói đi ra bờ sông chơi là Kem kéo tay bà lấy dép và lôi bà đi ngay, nếu bà đang ngồi thì Kem bằng mọi cách kéo bà đứng lên.Khi ra bờ sông thấy tàu, ghe chạy Kem kêu lên: Òa, rồi chỉ ghe đang chạy, chim đang bay...Kem không biết sợ là gì, cứ đòi leo qua dãy thanh chắn để xuống sông trong khi anh Sam thì sợ, đứng từ xa kêu nguy hiểm! Bà nói chuyện qua điện thoại video: hỏi Kem có đi bà ngoại không, kem nói: Có! Kem biết kêu mèo, kêu Lu (tên con chó), kêu bò, mưa, ông...!
 Kem chưa nói nhiều nhưng láu lỉnh lắm, toàn phá anh Sam, hễ anh bày đồ chơi: xe sắp một hàng thì Kem lại lấy tay tùa hết sang một bên! anh bày đồ chơi nào ra cũng vậy, Kem lại xóa hết! Nếu anh đang ngồi vẽ, vui thì Kem đứng xem rồi đòi viết và vở để vẽ, nếu buồn buồn, Kem đi ngang kéo tóc anh một cái rồi đi! Có hôm Kem còn lấy cái bô (bà dùng hứng nước ở thùng nước uống) đội lên đầu, quay qua thấy anh đang xem ipad, Kem đội lên đầu anh rồi cười nắc nẻ!







Chị Đại: (hi!hi)









Bà ngoại chúc 2 anh em Sam- Kem ngoan, hay ăn chóng lớn, bà yêu 2 anh em thật nhiều nhé!

Thứ Ba, 12 tháng 11, 2019

24 NĂM XA MẸ!

Hôm nay là ngày giỗ mẹ mình (lần thứ 24), ông bà xưa bảo: sống thì lai láng, chết thì tính tháng tính ngày! 
Hình ảnh những ngày có mẹ vẫn như còn đâu đây, vậy mà đã 24 năm rồi! Ngày mẹ mất mình mới 34 tuổi mà giờ sắp cán đích 60! Mình già thật rồi !
Mỗi năm đến ngày giỗ mẹ là mình lại xa mẹ (của ngày còn sống) thêm một khoảng thời gian! Thỉnh thoảng mình vẫn gặp mẹ trong mơ ...Vẫn mong mẹ an lành nơi xa ấy!

Hình này mẹ mình xấp xỉ 40 tuổi:
                                              
                  Mẹ mình đứng hàng sau, thứ 2 từ phải qua và các đồng nghiệp:              

Hình này, mẹ mình 70 tuổi:


Mẹ mình (bên trái) và em gái của mẹ :

Thứ Bảy, 9 tháng 11, 2019

CHẾT GIÀ TỰ NHIÊN !

P/s:Sinh, lão, bệnh, tử là quy luật của mỗi đời người, không ai là bất tử, điều này ai cũng biết! Vì vậy, được chết già tự nhiên là  hạnh phúc của mỗi người, bởi có nhiều người mất đi không theo quy luật, kiểu như chưa kịp lão đã tử...! 
Dù biết sinh, lão, bệnh, tử là quy luật của cuộc sống nhưng ai cũng e dè khi nói (viết) về cái chết! Mình lang thang trên mạng đọc được bài viết về cách chọn cái chết một cách tự nhiên của nhiều người già ở Nhật, mình thấy hay (kiểu hợp với ý nghĩ của mình) nên xin phép cóp về đây để bạn bè cùng đọc và cùng suy nghĩ về điều đó:


Nhiều người Nhật từ chối điều trị để được chết già tự nhiên

...
Giáo sư lão khoa Masahiro Akishita thuộc Đại học Tokyo, đồng thời là chủ tịch hiệp hội Lão khoa Nhật Bản cho biết việc hồi sức tim, phổi hoặc sử dụng dinh dưỡng nhân tạo kéo dài sự sống với người già đang giảm dần hiện nay.
Masahiro Akishita tiền thân là một bác sĩ phẫu thuật mạch máu hàng đầu Nhật Bản, từng được đánh giá là một trong 100 bác sĩ giỏi nhất nước này. Ông cho biết, mặc dù bản thân luôn tin rằng chiến đấu với bệnh tật là nhiệm vụ của bác sĩ và "cái chết là sự thua cuộc với Thần Chết", tuy nhiên, khi đối mặt với các căn bệnh của người già, đặc biệt là những bệnh nhân không thể điều trị, ông bắt đầu nhận ra một thực tế: dù y tế có tiến bộ thế nào đi nữa, không có cách nào để tạo nên một sức nặng đối trọng với sự lão hóa tự nhiên.
Masahiro Akishita từng thăm nhà tế bần ở Anh. Nơi này đã đánh dấu sự thay đổi trong cách nhìn của ông về cuộc sống. Ở đây, ông chứng kiến những người bệnh ung thư giai đoạn cuối được chăm sóc giảm nhẹ, thay vì dành thời gian để loại bỏ cơn đau bằng cách sử dụng máy móc y tế, họ vẽ tranh, chơi piano, hút xì gà... Trong những giờ phút cuối đời, họ làm những điều mình muốn, và đó là "những khoảnh khắc có ý nghĩa phi thường".
Với những trải nghiệm sau chuyến đi, bác sĩ người Nhật rời viện nơi mình đang công tác và đến một viện dưỡng lão mới, nơi đang gặp khó khăn vì thiếu bác sĩ. Tại đây, ông cùng cộng sự chia sẻ cách chăm sóc bệnh nhân trong những ngày cuối đời, cùng thảo luận với người nhà họ về việc làm thế nào để người bệnh được giảm thiểu tác động y tế (ví dụ như đặt ống xông dạ dày nếu gặp khó khăn khi ăn uống).
Câu chuyện ly nước tùy chỉnh trên đảo Miyakejima

Tiến sĩ Masahiro Akishita đã trải nghiệm những ca khiến ông suy nghĩ sâu sắc về giá trị của việc lựa chọn "chết già". Ví dụ như một phụ nữ quê ở đảo Miyakejima, thuộc quần đảo Izu, Nhật Bản. Người bệnh trong quá trình ăn, thức ăn lọt vào đường khí quản, gây viêm phổi. Bác sĩ đề nghị đặt ống thông qua đường mũi để cung cấp dinh dưỡng.Tuy nhiên, người con trai của bệnh nhân nói: "Trên đảo của chúng tôi, nếu một người quá già để ăn, chỉ nên đặt ly nước ở bên cạnh. Nếu người đó vẫn còn sức sống, họ sẽ vươn ra để uống ly nước. Còn nếu không thể làm điều đó, hãy cứ để cho họ như vậy. Tôi không thể từ chối việc đặt nội khí quản cho mẹ, nhưng thật đau đớn khi thấy mẹ phải ăn đường ống".
Người đàn ông nói với bác sĩ, cái chết là một sự thật tự nhiên không thể bị xâm phạm với những người dân trên đảo. Anh đã quen với sự ra đi yên bình như thế của những người thân thiết theo cách đó. Đến nay, văn hóa ấy không còn, thay vào đó, nhiều người già ở trên đảo sẽ kết thúc cuộc sống trong một bệnh viện, nhưng anh cho rằng cách truyền thống sẽ tốt hơn. 
Trải nghiệm thứ hai mà bác sĩ người Nhật trải qua, là quá trình điều trị cho một cặp vợ chồng già. Người vợ mắc chứng mất trí nhớ và gặp vấn đề về ăn uống, rất khó để nuốt ngay cả những thức ăn đơn giản nhất, bà được gửi tới viện dưỡng lão, còn người chồng một mình ở nhà, mỗi ngày đều vào thăm vợ hai lượt, điều này kéo dài một năm rưỡi.
Người chồng thay vì đặt ống thông cho vợ, ép buộc vợ ăn, ông nhẫn nại chăm sóc vợ với mỗi ngày hai gói thạch, mỗi gói 300 calo. Mặc dù tổng lượng calo bà nạp vào người chỉ 600 calo/ngày, mà theo bác sĩ là "không đủ để duy trì sự sống", chồng bà không muốn làm vợ khổ bằng cách đặt ống. 
Ông nói thời trẻ vợ đã chăm sóc ông rất tốt, giờ là lúc ông đền đáp lại, và "hãy để cô ấy ăn những gì có thể". Thời gian ngủ của bà cụ mỗi ngày một dài, và cuối cùng, một ngày, bà ra đi trong yên lặng. Không ép ăn, không đặt nội khí quản, chỉ đồng hành bên người vợ trong suốt hành trình chăm sóc, đó là lựa chọn của người chồng.
Khảo sát mới nhất của Nhật Bản cho thấy, 90% người Nhật trên 55 tuổi từ chối chấp nhận điều trị y tế kéo dài cuộc sống, trái lại, muốn để cái chết diễn ra một cách tự nhiên. Đối với họ, "chết già" là lời tạm biệt đẹp đẽ nhất với cuộc đời.
Tờ The Asahi Shimbun đưa tin, ngày càng nhiều người Nhật "chết tự nhiên" do tuổi già, đây hiện được xếp là nguyên nhân thứ ba gây tử vong sau ung thư và tim mạch, theo thống kê của Bộ Y Tế. 
Sự gia tăng số người mất vì tuổi già một phần do ngày càng nhiều người chọn mất ở nhà riêng hoặc các cơ sở chăm sóc điều dưỡng, thay vì đến bệnh viện và sử dụng các liệu pháp kéo dài cuộc sống.
Thùy Linh (Theo Asahi, Cmoney) - báo VN Express đăng ngày 25/9/2019 !





Thứ Bảy, 2 tháng 11, 2019

TOUR MIỀN TÂY 1 NGÀY !

Vừa đi chơi Đà Lạt về, được đà nên khi nhóm các chị tập thể dục buổi sáng rủ đi tour Mỹ Tho- Bến Tre một ngày (28/10/2019) là mình đăng ký để 2 vợ chồng tiếp tục lên đàng về miền sông nước! Mỗi tour vui theo mỗi cách, hôm trước lên rừng hôm nay xuống... nước! Mình thì muốn đưa OX đi chơi khi còn có thể bởi cuộc sống là vô thường, nay vầy mai khác không đoán định trước được: (tour đi thì có đi ô tô; đi xuồng ba lá trên kênh, đi tàu ngoài sông lớn, đi xe ngựa, đi nghe ca cổ, xem làm kẹo dừa...). Người già đi một ngày là vừa vui vì tối về được ngủ trên chính cái giường của mình! hạnh phúc đơn giản lắm, không phải tìm đâu xa! hi!hi:  

Cầu Rạch Miễu bắc qua sông Tiền nối liền đôi bờ Tiền Giang- Bến Tre: (cầu dây văng dài 2,86 km), chụp dưới tàu lên nên được có một...khúc:

Một góc Chùa Vĩnh Tràng ở TP Mỹ Tho:


Đi chơi là...vui:

Cũng có lúc tư lự kiểu tôi buồn không hiểu vì sao tôi buồn! (hi!hi)



Thưởng thức trà mật ong:


Mít là loại trái cây mình thích nhất:












Trẻ vui kiểu trẻ, già vui kiểu già: 


Nhóm sồn làng: (không còn trẻ mà chưa già hẳn!hi!hi):



P/s: Người già như mình đi chơi theo kiểu: duyên tới là đi! không có kế hoạch trước! chắc là sẽ có những chuyến đi vui vẻ tiếp theo!