Lời nhập: Trong bài giảng của mình, một Sư cô có nói rằng : Nghe, hiểu về Phật pháp là để buông bỏ, chứ không phải để tích lũy kiến thức hiểu biết về Phật pháp. Và con đường mà Đức Phật chỉ ra là mình phải đi mới tới chứ không phải chỉ đứng nhìn.
(Hình lấy trên Internet)
TÌM HIỂU CƠ BẢN VỀ ĐẠO PHẬT (2)
Đức Phật dạy muốn đạt giác ngộ, chúng ta phải hiểu rõ Tứ Diệu Đế hoặc Lý Nhân Duyên.
Cả hai vấn đề đó đều có sự tương đồng về nguyên tắc cơ bản là nguyên nhân và hậu quả hay hành động và hậu quả. Đức Phật ví dụ: ngọn lửa của ngọn đèn dầu cháy là do dầu và tim đèn. Khi có dầu và tim đèn, ngọn lửa của đèn cháy. Nếu hai thứ trên không có thì đèn tắt. Cho nên, ngọn lửa chẳng phải thường còn và cũng chẳng phải độc lập.
*/ Hiểu về lý nhân duyên : Nhân là phần chính có năng lực phát sinh, duyên là phần phụ để hổ trợ cho nhân phát sinh ra sự vật. Khi nhân duyên hết sự vật ấy sẽ không còn, hiểu được như thế chúng ta sẽ dễ dàng nhận ra mọi sự tan hợp trên đời đều do nhân duyên mà ra. Vì vậy: lý nhân duyên chi phối tất cả mọi sự vật của cuộc sống.
Tóm lại: Lý nhân duyên cho chúng ta thấy mọi sự vật hòa hợp với nhau mà thành, khi nhân duyên không còn đủ chúng tự nhiên thay đổi hay tan rã. Sự vật đều không tự nhiên có nên không có thật, hiểu được như thế chúng ta sẽ dễ dàng nhìn đời rằng việc tan hợp đều do nhân duyên. Nhờ đó tích cực tạo cho mình một đời sống an lạc, tự tại và giải thoát.
1- Vô minh : là sự mê mờ, cuồng si của tâm thức hay là sự không hiểu biết như thật về hiện hữu là duyên sinh, vô thường và không có một tự thể độc lập, bất biến.
Do vô minh nên mới tạo nghiệp thiện hay ác để tiếp nối vòng luân hồi sanh tử.2- Hành: là động lực, ý chí hành động tạo tác của thân, miệng và ý.
3- Thức : là tri giác của con người về thế giới thông qua các cơ quan chức năng như mắt, tai, mũi , lưỡi , thân và ý .
4- Danh sắc: Sắc bao gồm những cái có hình tướng, như thân và cảnh; Danh, bao gồm những cái không có hình tướng.
Nói cách khác: Sắc là phần vật lý và sinh lý, danh là phần tâm lý. Với con người, sắc là cơ thể vật chất, các giác quan và chức năng của chúng; danh là các tâm phụ thuộc như xúc, tác ý, thọ, tưởng và tư.
5- Lục nhập : là sự tương tác giữa 6 căn (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý) và đối tượng của chúng là 6 trần (hình thể, âm thanh, hương vị, mùi vị, xúc chạm và ý tưởng - pháp).
6- Xúc: là sự gặp gỡ, tiếp xúc, giao thoa giữa các căn (chủ thể) và trần (đối tượng). Nói rõ hơn, xúc chính là sự tiếp xúc giữa con người và thế giới thông qua 6 cơ quan tri giác.
7- Thọ : là sự cảm thọ hay là các phản ứng tâm lý phát sinh khi mắt tiếp xúc với hình thể, tai tiếp xúc với âm thanh... ý tiếp xúc với ý tưởng.
Cảm thọ có ba loại: cảm thọ dễ chịu (lạc thọ), cảm thọ khó chịu (khổ thọ) và cảm thọ trung tính (phi khổ phi lạc). Ðây là chất liệu mà con người thường lấy để xây dựng những giá trị gọi tên là hạnh phúc và khổ đau, bất hạnh. Thực ra, chúng là do duyên sinh, luôn thay đổi, không hề cố định.
8- Ái : đó là sự vướng mắc, yêu thích, tham luyến; gồm có dục ái, sắc ái và vô sắc ái.
Do các thọ mà sinh lòng ưa ghét, đối với lạc thọ, hỷ thọ thì ưa, đối với khổ thọ, ưu thọ thì ghét.9- Thủ : Gọi đủ là chấp thủ: sự kẹt vào, bám víu, đeo chặt của tâm thức vào một đối tượng.
10- Hữu : là tiến trình tương duyên để hình thành gồm dục hữu, sắc hữu và vô sắc hữu.
11- Sinh: là sự ra đời, tạo nên, xuất hiện. Sinh ở đây không phải là sự sinh ra em bé, mà là sự thành tựu các bộ phận cấu thành (năm uẩn), thành tựu các xứ (các cơ quan tri giác và chức năng của chúng).
12- Lão tử : là sự suy nhược, tàn lụi, già , tan rã, tiêu mất, tử vong. Với sinh mạng con người, lão tử được biểu hiện dưới các hiện tượng: răng lung, tóc bạc, da nhăn, các cơ quan tri giác suy yếu và ch.ết.
(Nguồn để viết: Nền tảng của Đạo Phật do Tiến sĩ Peter D. Santina - Tỳ khưu Thích Tâm Quang dịch và các bài viết có liên quan -trang Bình An Sơn )