Trang

Thứ Bảy, 28 tháng 10, 2023

BỐN SỰ THẬT !

                                                         

  

*/ Lời nhập: Cách đây nhiều năm, mình chưa hiểu nhiều về Đạo Phật , chưa nghe giảng pháp bao giờ. Gần nhà có Chùa, vài chị quen biết trong xóm là phật tử, tối nào họ cũng ra Chùa nghe Thầy trụ trì đọc kinh, giảng pháp. Ngày lễ lớn thì họ ra Chùa làm công quả...Mình lúc đó đang quay cuồng với con cái, cơm áo, gạo tiền...(còn nhiều hỉ, nộ, ái, ố),rồi việc ở cơ quan nọ kia nên chưa nghĩ đến việc ra Chùa nghe kinh, kệ. Một hôm nọ, có chị bạn trong xóm hỏi : em đã quy y chưa, mình : dạ chưa, chị ấy bảo để chị đưa em ra Chùa thưa với Thầy trụ trì cho em quy y, thấy chị ấy dễ thương, nhiệt tình nên mình: dạ vâng! Hồi đó nghe từ quy y nhưng chưa hiểu nghĩa là quy ai (híc). Hai lần Thầy hẹn ra Chùa quy y cùng với nhiều người khác nhưng cả hai lần mình đều vì công việc không thể bỏ.(giờ thì hiểu là duyên chưa tới, khi đó trong đầu mình chưa có chút hiểu biết cơ bản nào về Phật, Pháp, Tăng). Rồi chuyện quy y bỏ lửng ở đó, cho tới giờ cũng chưa khởi duyên lại vì nghĩ cả 5 giới mình chưa giữ được giới nào (híc ). Rồi mình nghỉ hưu, có nhiều thời gian, mở nghe mấy Sư Thầy, Sư Cô trẻ giảng pháp, rất rõ ràng mạch lạc và dễ hiểu, rồi sau đó tối nào trước khi ngủ mình cũng mở nghe Thầy Pháp Hòa giảng pháp, sau thì nghe Sư Cô Giác Lệ Hiếu giảng về những bài học cơ bản về đạo Phật. Nghe, hiểu và mình thấy có nhiều điều hay, như một môn triết học và mình tìm đọc, nghiên cứu những bài viết đơn giản để hiểu biết thêm một lĩnh vực khác của cuộc sống. Còn ăn chay (giảm chất béo là chính) thì từ 4 ngày/tháng mình tăng lên 6 ngày và dừng. Hôm nọ có chị bạn trong xóm hỏi đã tăng ngày ăn chay lên chưa, mình nói chưa, chỉ bảo vậy là học mà không lên lớp à ?!Mình chịu ở lại lớp thôi, chứ lên lớp mà theo không kịp bị bỏ lại thì cũng vậy!hì! 

                           TÌM HIỂU VỀ ĐẠO PHẬT ! (1)        

*/Phật giáo là tôn giáo vô thần, không công nhận có một đấng tối cao chi phối đời sống của con người, không ban phúc hay giáng hoạ cho ai, mà trong cuộc sống mỗi người đều phải tuân theo luật Nhân - Quả, làm việc thiện thì được hưởng phúc và ngược lại.

Tư tưởng chủ đạo của đạo Phật là dạy con người hướng thiện, có tri thức để xây dựng cuộc sống tốt đẹp yên vui trong hiện tại. Chủ thuyết của Đạo Phật là :Tránh làm những điều ác-  Làm những điều thiện- Tu dưỡng Tâm trong  sạch .

                                                  

Bài học đầu tiên:

Giáo lý cơ bản của đạo Phật có 2 vấn đề quan trọng, đó là Lý Nhân duyên và Tứ Diệu đế (4 chân lý hay còn gọi là bốn sự thật).Tứ Diệu Đế được chia làm hai nhóm; nhóm thứ nhất gồm khổ và nguyên nhân của khổ, và nhóm thứ hai là chấm dứt khổ và con đường đi đến việc chấm dứt khổ.

*/Có hai thái cực mà người tu đạo nên tránh: một là lao mình vào khoái lạc nhục thể, hai là hành hạ thân xác cho hao mòn (khổ hạnh). Cả hai con đường đều đưa tới sự phá sản của thân tâm. Con đường mà Đức Phật đã tìm ra là con đường trung đạo, tránh được hai thái cực ấy và có thể đem đến trí tuệ, giải thoát và an lạc. 

Con đường đó là con đường Bát chánh đạo: nhận thức chân chính, tư duy chân chính, ngôn ngữ chân chính, hành động chân chính, sinh kế chân chính, chuyên cần chân chính, niệm lực chân chính và định lực chân chính. Đức phật đã theo con đường bát chánh đó và đã thực hiện được trí tuệ, giải thoát và an lạc.
                                                                                       
Sở dĩ gọi là chánh đạo vì con đường này không phải là con đường trốn tránh đau khổ mà là con đường đối diện trực tiếp khổ đau để diệt trừ khổ đau, là con đường của sự sống tỉnh thức, vì vậy chánh niệm là khởi điểm. Có chánh niệm thì sẽ có chánh định, nghĩa là định lực có tác dụng đưa tới trí tuệ. (Chánh niệm đơn giản là khả năng nhận thức được mình đang làm gì và đang ở đâu, mà không phản ứng quá mức hoặc choáng ngợp với những điều xảy ra xung quanh). Nhờ có niệm lực và định lực chân chính thì nhận thức, tư duy, ngôn từ, hành động, sinh kế và sự chuyên cần cũng sẽ đi vào chánh đạo. Trí tuệ được phát sinh sẽ giải thoát tất cả mọi ràng buộc khổ đau và làm phát sinh nguồn an lạc chân chính.
 
*/ Có bốn sự thật mà người tu phải công nhận: khổ đau; nguyên nhân của các khổ đau; sự chấm dứt khổ đau và con đường đi tới sự chấm dứt khổ đau. Bốn sự thật ấy là bốn sự thật mầu nhiệm, gọi là tứ diệu đế (khổ đế, tập đế, diệt đế và đạo đế). 

 1/Sự thật thứ nhất là Khổ đau (khổ đế):
sinh, già, bệnh và ch.ết là khổ; buồn, giận ghen, tức, lo lắng, sợ hãi và thất vọng là khổ; chia cách người thân yêu là khổ, chung đụng với người mình ghét bỏ là khổ, tham đắm và kẹt vào năm uẩn là khổ.
(Năm uẩn là năm yếu tố tạo thành con người hay nói cách khác: con người là một hợp thể của năm yếu tố)gồmSắc uẩn là yếu tố sinh lý - vật lýThọ uẩn  là yếu tố cảm giácTưởng uẩn là yếu tố tri giác,; Hành uẩn là yếu tố tâm lý hoạt động ngoài Thọ và Tưởng là những tâm lý tạo động lực đi tới tạo nghiệp và kết quả của nghiệp như ước muốn, quyết định... thuộc ý chí còn gọi là Tư; Thức uẩn  là yếu tố nhận thức.)
 Lý thuyết năm uẩn phân tích con người là hợp thể của yếu tố sinh lývật lýtâm lý để làm nổi bật tính vô ngãbiến độngbất an và duyên sinh của con người và vũ trụ. Trên cơ sở phân tích quán chiếu năm uẩn sẽ đem đến trí tuệ và giải thoát khổ đau. Đức Phật dạy: "Ai không chấp trước, không tham luyến, không suy tưởng, không hoan hỷ về sắc, thọ, tưởng, hành, thức... người ấy giải thoát khỏi ác ma." (Kinh Tương Ưng III).

2/Sự thật thứ hai là nguyên nhân của khổ đau (Tập đế):
 Những khổ đau của con người là do vô minh, là không thấy rõ bản chất của sự sống. Do vô minh nên chấp ngã, chấp vào cái chủ thể bất biến; do chấp ngã mà có tham áisân hậnsi mê; do tham, sân, si mà có sợ hãithất vọngvấp ngã và tai nạn. 
 ( Vô minh: Là tình trạng tâm thức không thấy sự vật "như nó là" , cho ảo giác là sự thật vì vậy sinh ra khổ). 

 3/Sự thật thứ ba là sự chấm dứt khổ đau (diệt đế):
Đó là trí tuệ, là hiểu biết, là nhận thức được sự thật về bản thân và về cuộc đời. Trí tuệ này, cái thấy này đưa lại sự chấm dứt của mọi sầu đau và làm phát sinh niềm an lạc.

 4/Sự thật thứ tư là con đường diệt khổ (Đạo đế):
 Đây là phần quan trọng nhất trong Tứ diệu đế, vì khi biết rõ đau khổ, nguyên nhân của đau khổ, mong muốn được thoát khổ để đạt đến cảnh giới an vui nhưng nếu không có phương pháp hiệu nghiệm để thực hiện ý muốn ấy thì không giải quyết được vấn đề và càng thêm đau khổ. Đức Phật hướng dẫn cho mọi người từng bước trên con đường thực hiện diệt khổ: Đó là con đường Bát chánh đạo được nuôi dưỡng bằng nếp sống tỉnh thức hàng ngày, đó là chánh niệm (chánh niệm là nhận thức đầy đủ, không phán xét, biết rõ đều gì đang có mặt, đang xảy ra, là cách sống tỉnh thức với giây phút hiện tại). Chánh niệm đưa tới Định và Tuệ, có năng lực giải thoát con người khỏi mọi niềm đau và đem lại mọi an vui. 
(ĐỊNH: là chỉ cho tâm không loạn động, dời đổi.TUỆ là cái thấy biết như thật không mê lầm. Sự thấy biết phù hợp với chân lýphù hợp với chánh lý cũng gọi là Tuệ).

  (Bài viết là để tự nghiên cứu, nguồn tư liệu về Phật giáo lấy trên internet và được rút gọn cho dễ hiểu  )