*/ Mình thích xem phim, hồi trước (là hồi chưa già) thích xem mấy phim có tình tiết ly kỳ, gay cấn, hồi hộp kiểu như phim: Thám tử Sherlock Holmes, phim gián điệp, phim hành động các kiểu (tym hồi đó còn khỏe) hi hi! Còn bây giờ thích xem phim tình cảm nhiều tập của Hàn Quốc như: Yêu không kiểm soát; Hậu duệ mặt trời; Mây họa ánh trăng; Người tình ánh trăng; Hợp đồng hôn nhân; Chờ em nơi phi trường...! (đây là sở thích của các bà nội trợ nói chung! hi hi). Ta nói, xem phim mê say, đắm đuối như con cá chuối và như sống trong phim luôn vậy đó.( sống ảo)!
Hồi bé mê sách truyện, mê xem phim mà không được thỏa mãn vì không có điều kiện !(không có tiền, ở nông thôn mấy món này là xa xỉ và cả không có thời gian vì phải đi học). Còn bi giờ thì mấy điều kiện trên đều đủ cả (OX nhà mình nói, người ta thời gian là vàng, bạc, kim cương, còn người già như mình thì phải làm gì đó đê..."giết thời gian", oái oăm nằm ở chỗ đó! )
* Coi phim, nhiều khi thấy có những cảnh nhân vật phải kìm nén cảm xúc khi quá giận, hay quá buồn (mặt lạnh tanh, tay nắm chặt) thì mình tự nghĩ, phải mình vào hoàn cảnh ấy thì ....chít với mình! Đó là do mình không biết tiết chế (kìm nén) cảm xúc !
* Người xưa nói: Biết mình, biết người, trăm trận trăm thắng! (mình mới biết, chưa thấy thắng)
Đầu năm khấn vái các Đức chư phật thần linh, Chúa, Cha, ông bà tổ tiên cho mình sức khỏe và kiềm chế được cảm xúc (là xin chung chung vậy thôi, không có gì cụ thể- nói vậy để mọi người khỏi ...lạc đề! hi hi), vì mình thấy rằng trong cuộc sống nếu để cảm xúc vượt quá giới hạn thì nhiều vấn đề khác sẽ kéo theo sau đó! mất hay!
Có thể là mình đã ở độ tuổi như Khổng Tử nói là : Ngũ thập tri thiên mệnh ( từ 50 tuổi thì biết được mệnh trời, biết việc của mình, việc của người, biết lòng người, biết ý trời...). Rồi mới tới giai đoạn Lục thập nhĩ thuận... (khi nào đến đoạn này thì bàn sau) !
* Đầu năm đọc được bài báo bên trang daikynguyenvn.com có bài viết:
Tức giận là bản năng, kìm nén cơn giận lại là bản lĩnh:
Sống như Hàn Tín hay chết tựa Trương Phi
(p/s: mình thấy hay và xin được post lên đây để tự răn mình, nếu zai, gái nhà mình vô tình đọc được bài này thì càng tốt! hi hi) :
"Cái chết của Trương Phi, nghĩ lại cũng thật bứt rứt: ông không phải chết một cách oanh oanh liệt liệt nơi chiến trường, mà là bị cảm xúc của mình hại chết.
Hay tin người anh kết nghĩa Quan Vũ tử nạn, thoạt tiên ông không nén nổi đau thương, huyết lệ tuôn trào. Sau đó say xỉn ,đánh đập binh sĩ, bức ép họ ngày đêm chế tạo binh khí gấp để sớm báo thù cho người anh kết nghĩa. Cuối cùng bộ hạ dưới trướng của ông là Phạm Cương và Trương Đạt không thể chịu đựng thêm nữa, đành phải nhân lúc Trương Phi lại say rượu mà thích sát ông ngay trong quân doanh.
Trương Phi rất có bản sự, đây là điều không ai có thể phủ nhận được. Vậy mà người có năng lực lớn như vậy, cuối cùng lại không có được một kết cục lý tưởng. Những người không kiểm soát được cảm xúc của mình, kỳ thật dù năng lực của họ có lớn hơn nữa cũng không giúp ích được gì.
Hàn Tín chịu nhục chui háng
Khi mẹ mất, vì muốn xây cất cho mẹ ngôi mộ ở nơi đẹp đẽ trên núi cao mà Hàn Tín đã bán cả nhà cửa rồi xách kiếm đi lang thang ngoài chợ. Thấy Hàn Tín gầy gò yếu, đuối nhưng lại vác kiếm trông như võ tướng, có gã bán thịt làm nhục bắt Hàn Tín một là dùng kiếm đánh nhau với gã, hai là luồn qua háng (trôn) y. Tín chấp nhận chui qua háng, mọi người thấy Tín bị nhục đều chê cười.
Về sau ông trở thành danh tướng bách chiến bách thắng, thiên hạ vô địch, được vua Hán Cao Tổ ca ngợi là “Nắm trong tay trăm vạn quân đã đánh là thắng, tiến công là nhất định lấy thì ta không bằng Hoài Âm Hầu.”, thời Hán Sở tranh hùng, cùng với Trương Lương và Tiêu Hà là một trong “tam kiệt nhà Hán” có công rất lớn giúp Hán Cao Tổ Lưu Bang đánh bại Hạng Vũ, lập nên nhà Hán kéo dài 400 năm.
Dẫu không thể khống chế nổi cảm xúc thì cũng phải học cách kìm nén.
Trong thời gian Abraham Lincoln còn làm Tổng thống Mỹ, Bộ trưởng lục quân phàn nàn với ông về việc bản thân mình bị một thiếu tướng dưới quyền sỉ nhục. Lincoln đề nghị đối phương hãy viết một lá thư nguyền rủa với những lời lẽ cay nghiệt nhất để đáp trả lại.
Thư đã viết xong, khi Bộ trưởng muốn gửi lá thư đi, Lincoln hỏi: “Ông đang định làm gì đấy?”.
“Đương nhiên là gửi thư cho hắn ta”. Bộ trưởng không hiểu trả lời.
Ông bị điên rồi hả, hãy mau mau đốt bỏ lá thư đó đi”. Linlcon vội nói: “Những lúc tôi bực tức cũng là làm như vậy, viết thư chính là vì để trút giận mà thôi. Nếu như ông vẫn còn chưa nguôi giận, thế thì hãy viết thêm nữa, viết cho đến khi nào trong tâm cảm thấy thoải mái mới thôi!”.
Trong tâm sản sinh cảm xúc phụ diện, cần phải khai thông giải tỏa, giống như Lincoln đã dùng cách viết thư vậy.
Không có người nào trời sinh ra đã biết cách kiềm nén tâm trạng. Người giỏi khống chế tâm trạng thật sự, là bởi họ thường xuyên chú ý không muốn để bản thân rơi bị điều khiến bởi những cảm xúc tệ hại này.
Năng lực cần giữ chắc nhất chính là kiềm chế bản thân mình
Trong bộ phim “Bố già” (The Godfather) có một câu thoại nổi tiếng: “Đừng bao giờ để cho người ngoài gia tộc hiểu được suy nghĩ của anh”. Không có người nào trời sinh ra là đã biết kiềm nén tâm trạng. Người giỏi kiềm nén tâm trạng thật sự, là bởi họ thường xuyên lưu ý không muốn để bản thân rơi vào cảm xúc tệ hại. Con người ưu tú thật sự, lấy công tác làm chủ, đặt cảm xúc ảnh hưởng đến đại cục sang một bên. Kiềm chế được cảm xúc, năng lực mới có thể có được thành tựu lớn nhất. .
Mỗi khi cơn giận kéo đến, phúc khí đều sẽ rời đi, tức giận là bản năng của con người, còn kìm nén cơn giận lại là bản lĩnh của chính bạn
Hàn Tín có thể chịu nhục chui háng, vậy nên đã thành tựu được đại nghiệp sau này, còn Trương Phi nhất thời không nén được cơn giận, để rồi dẫn đến cái họa sát thân, thật khiến người đời không khỏi tiếc than.
Mỗi một người đều có cảm xúc, nếu như khi gặp phải những chuyện không thuận tâm liền buông lơi cảm xúc, chỉ sẽ khiến cho vấn đề càng trở nên rối rắm phức tạp, tâm trạng suy sụp cũng giống như chiếc xe đang lao nhanh xuống dốc, nếu không biết đạp thắng cho xe dừng lại ngay lúc đó, chiếc xe có thể sẽ lao xuống khe núi, xe hỏng người chết cũng là điều khó tránh khỏi. "
Thiện Sinh (biên dịch)