*/ Hồi trẻ còn phải "quay cuồng" với chuyện cơm áo gạo tiền nên mình không có nhiều thời gian để đọc những thứ mình thích (hồi thiếu nhi thích đọc truyện trinh thám lắm). Đọc với mình luôn là sở thích, là "đam mê" . Giờ già, vừa có thời gian lại thêm có chị "Google" trợ giúp nên mình được đọc nhiều thể loại và tìm hiểu những gì mình thích. Ông bà xưa nói: "đi một ngày đàng học một sàng khôn". Mình giờ ít đi du lịch bằng chân nhưng chịu khó "đi" bằng tay: là miết điện thoại với cả di chuột trên máy tính để du lịch bằng mắt nên cũng học được nhiều thứ lắm. Thu nạp kiến thức chưa bao giờ là đủ. Trong những thứ thập cẩm mình đọc, có truyện Kiều, lúc bé nghe mẹ ru Kiều, lớn hơn, đi học, mải chơi nên chỉ cưỡi ngựa xem hoa thôi . Giờ già, kế thừa niềm đam mê Kiều của mẹ, mình đọc các bài viết phân tích về các nhân vật trong truyện Kiều, thấy hay vì như kiểu "hợp khẩu vị" . Viết điều này, lại nhớ, ngày trước mẹ mình hay nói: " Người thích ăn cá đồng nấu khế, kẻ thích ăn cá bể nấu dưa". (là mỗi người mỗi ý thích ). Khen truyện Kiều hay là ...thừa, nhưng phải nói mỗi nhân vật trong từng phần của câu chuyện có cái hay, cái đặc biệt riêng.
(hình lấy trên net)
Hôm nay gom nhặt để viết về chuyện ghen của Hoạn Thư:
*/... Mới đọc, nghe qua truyện Kiều ta sẽ cho rằng Hoạn Thư (vợ của Thúc Sinh) là một người đàn bà ghen tuông, cay nghiệt. Đã mặc định như vậy nên dù truyện Kiều đã được Cụ Nguyễn Du viết từ hơn 200 năm trước nhưng gần như từ giới trí thức cho tới chị bán hàng ngoài chợ cứ hễ phụ nữ mà ghen tuông quá đà là được gán: “ghen như Hoạn Thư”.
Khi có thời gian đọc, tìm hiểu các bài viết về nhân vật này thì mới thấy Hoạn Thư không chỉ biết ghen tuông mà còn là một người vợ đẹp, tháo vát, biết cách giữ cho gia đình trong ấm, ngoài êm, không muốn điều tiếng không hay làm ảnh hưởng đến danh dự của chồng, của mình và gia đình hai bên. Nhưng chẳng qua do giận chồng trăng hoa nên mới có cách “ghen và trả thù” rất đặc biệt. Tuy ghen nhưng nàng vẫn có chút vị tha trong cách xử lý, nếu “thẳng tay” thì hẳn là cả Kiều và Thúc Sinh không còn “đường” về ...quê mẹ! hihi.
Ngoài ra phải công nhận, Hoạn Thư là người thông minh, chính do thông minh nên khi Kiều nhờ "bóng" của Từ Hải mà có cảnh báo oán. Hoạn Thư bị gọi tên: “dưới cờ gươm tuốt nắp ra/ Chính danh thủ phạm tên là Hoạn Thư", dù hồn lạc phách xiêu nhưng nàng vẫn bình tĩnh, tìm lời phân trần hợp lý, tỏ rõ mình là con người có lý lẽ của riêng mình:
“Rằng tôi: chút phận đàn bà,
Ghen tuông thì cũng người ta thường tình.
Nghĩ cho khi các viết kinh,
Với khi khỏi cửa dứt tình chẳng theo.
Lòng riêng, riêng những kính yêu.
Chồng chung chưa dễ ai chiều cho ai?
Trót lòng gây việc chông gai,
Còn nhờ lượng bể thương bài nào chăng?” (từ câu 2365 đến 2372)
Khi nghe Hoạn Thư trình bày hợp lý, hợp tình và mặc dù đã từng rất "ê chề" dưới tay Hoạn Thư nhưng Thúy Kiều cũng phải chấp nhận :
“Khen cho: Thật đã nên rằng,
Khôn
ngoan đến mực nói năng phải lời.”
Và : “Tha ra, thì cũng may đời,
Làm
ra, thì cũng ra người nhỏ nhen.
Đã
lòng tri quá thì nên,
Truyền
quân lệnh xuống trướng tiền tha ngay.”
... Hoạn thư là nhân vật phản diện, nghe qua thì dữ dằn, đáng ghét so với nhân vật chính là Thúy Kiều vừa đẹp vừa giỏi cầm kỳ thi họa lại đáng thương khi gia đình lâm vào cảnh sa cơ thất thế và nàng phải bán mình vào lầu xanh để lấy tiền chuộc cha... nhưng cũng phải nói rằng Hoạn Thư là một nhân vật khá thú vị trong truyện Kiều:
+ Hoạn Thư có xuất thân
danh giá: “Vốn dòng họ Hoạn danh gia/ Con quan Lại bộ tên là Hoạn Thư”. Việc
Hoạn Thư kết hôn với Thúc Sinh không phải kiểu: “trai anh hùng gặp gái thuyền quyên”, cũng không phải hai gia đình
môn đăng hộ đối mà do duyên phận đẩy đưa :
“Duyên đằng thuận nẻo
gió đưa,
Cùng chàng kết tóc xe
tơ những ngày”
Dù gia thế của gia đình mình hơn gia đình chồng nhưng Hoạn
Thư vẫn đối xử tốt với Thúc Sinh vì nàng là người phụ nữ coi trọng trách nhiệm
làm vợ, không phải kiểu tiểu thư đài các. Là con nhà có học nên dù ghen
tuông nhưng nàng biết giữ danh dự và uy tín cho chồng. Khi hay chuyện Thúc Sinh có người tình bên ngoài, Hoạn Thư biết "ghìm" lại cơn “Ngứa ghẻ hờn ghen” do chồng gây ra. Nàng là người:
“Ở ăn thì nết cũng hay,
Nói điều ràng buộc thì
tay cũng già”.
Còn chồng nàng là Thúc Sinh, bản
thân chỉ: "Theo
nghiêm đường mở ngôi hàng Lâm tri”, dù có vợ giỏi giang, biết ứng xử trong ngoài, trên dưới, nhưng chàng
lại là người đào hoa, tiêu tiền hoang phí :
“Sinh càng một tỉnh mười
mê,
Ngày xuân lắm lúc đi về với xuân.
Khi gió gác khi trăng
sân,
Bầu tiên chuốc rượu câu
thần nối thơ.
Khi hương sớm khi trà
trưa,
Bàn vây điểm nước đường
tơ họa đàn.
Miệt mài trong cuộc
truy hoan,
Càng quen thuộc nết
càng dan díu tình.
Lạ cho cái sóng khuynh
thành,
Làm cho đổ quán xiêu
đình như chơi.
Thúc Sinh quen thói bốc
rời,
Trăm ngàn đổ một trận cười như không”.
Khi Hoạn Thư biết Thúc Sinh trăng hoa bên ngoài, không quan tâm đến gia đình, dù rất buồn nhưng nàng biết giữ danh dự cho chồng và gia đình nên chỉ biết trách chồng :
“Từ khi vườn mới thêm hoa
Miệng người đã lắm, tin nhà thì không.
Lửa tâm càng dập càng nồng.
Trách người đen bạc ra
lòng trăng hoa.”
Lúc đầu, nếu Thúc Sinh nghe lời Kiều, thú thật với vợ chuyện mình có người tình bên ngoài và muốn lấy làm vợ lẽ thì có lẽ Hoạn Thư cũng chỉ buồn rồi đồng ý chứ không làm lớn chuyện ( xã hội thời xưa trai năm thê bảy thiếp là chuyện thường). Thật ra Hoạn Thư cũng không muốn thiên hạ nói mình là kẻ ghen tuông:
“Ví bằng thú thật cùng
ta,
Cũng dung kẻ dưới mới
là lượng trên.
Dại chi chẳng giữ lấy nền.
Tốt chi mà rước tiếng ghen vào mình."
Nhưng do Thúc Sinh chẳng những không nói sự thật mà còn làm mất danh dự gia đình nên Hoạn Thư mới tính cách cho Thúc Sinh hiểu rõ ai là … “nóc nhà” (hi!hi):
" Lại còn bưng bít dấu quanh,
làm chi những thói trẻ ranh nực cười.
Tính
rằng cách mặt khuất lời,
Dấu ta, ta cũng liệu bài dấu cho.
Lo gì việc ấy mà lo,
Kiến trong miệng chén có bò đi đâu?
Làm cho nhìn chẳng được nhau,
Làm cho đầy đọa cất đầu chẳng lên.
Làm cho trông thấy nhãn tiền,
Cho người thăm ván, bán thuyền biết tay".
Dù giận là vậy, toan tính
kỹ như vậy, nhưng Hoạn Thư vẫn im lặng, không làm ầm ĩ, không theo thói thường tình đánh
ghen như bao người phụ nữ khác. Nàng vẫn cố ghìm mình lại, giữ cho gia đình êm ấm như không có chuyện
gì xảy ra (ghen thế mới là ghen chứ nhỉ):
“Nỗi lòng kín chẳng ai
hay,
Ngoài tai để mặc gió bay mé ngoài.
Tuần sau bỗng thấy hai người,
Mách tin ý cũng liệu
bài tâng công.
Tiểu thư nổi trận đùng đùng,
Gớm tay thêu dệt ra
lòng trêu ngươi.
Chồng tao nào phải như ai,
Điều này hẳn miệng những người thị phi.
Vội vàng xuống lệnh ra uy,
Đứa thì vả miệng đứa thì bẻ răng.
Trong ngoài kín mít như bưng
Nào ai còn dám nói năng
một lời”.
Thực ra vừa để dẹp dư
luận, vừa để bảo vệ danh dự cho gia đình, vừa giữ kín âm mưu của mình. Nàng
không hề đay nghiến, dằn vặt, xỉ vả chồng mặc dù rất ghen. Khi Thúc Sinh về thăm nhà lần đầu, (sau khi đã chung sống với Thúy Kiều), Hoạn Thư đã
biết chuyện chồng mình đã có thêm người khác nhưng nàng vẫn :
“
Lời tan hợp, nỗi hàn huyên
Chữ
tình càng mặn chữ duyên càng nồng.”
Sau khi Thúy Kiều bị nàng bắt, rồi cho người thiêu cháy nhà cửa để đánh lừa Thúc Sinh là Kiều đã chết: "Bước vào chốn cũ lầu thơ/ Tro than một đống, nắng mưa bốn tường”. Thấy cảnh như vậy Thúc Sinh về quê lần 2 (lần này Thúy Kiều đã bị Hoạn Thư đưa về làm con hầu, thị tì trong nhà) thì Hoạn Thư vẫn vồn vã đón chồng như không có chuyện gì:
“Tiểu thư nghênh đón
dãi dề
Hàn huyên vừa cạn mọi điều gần xa”.
Phải nói là rất đáng nể phục Hoạn Thư trong cách xử lí thông minh, khéo léo như vậy. Một mặt là bảo vệ chồng khỏi điều tiếng dư luận, mặt khác nàng cố dằn mình lại để xem thái độ của chồng ra sao. Việc nàng vui vẻ với chồng chỉ là bề ngoài, còn sâu thẳm bên trong thì đầy giận hờn, ghen tức: “Nỗi lòng ai ở trong lòng mà ra”. Điều mà Hoạn Thư mong mỏi ở chồng cũng đơn giản, chỉ cần Thúc Sinh thú thật, báo rõ mọi chuyện thì hẳn là nàng sẽ bao dung, tha thứ và sắp xếp mọi việc ổn thỏa trong bình yên. Nhưng Thúc Sinh không phải là người đàn ông: “dám làm, dám chịu trách nhiệm”. Dù khi chia tay để về quê, Kiều đã dặn đi dặn lại đừng dấu vợ chuyện của hai người, nhưng Thúc Sinh có cách nghĩ đơn giản hơn và cho rằng chuyện giữa chàng và Kiều chưa ai hay biết và thực tế thì Thúc Sinh sợ vợ biết việc mình có người tình bên ngoài nên cố dấu. Sự im lặng của chàng Thúc đã "đẩy" Hoạn Thư từ một người vợ tốt phải mang tiếng ghen tuông cay nghiệt còn Thúy Kiều thì phải rơi vào cảnh bị “đánh ghen” đến ê chề.
...Khi chàng Thúc đang ở nhà với vợ nhưng nhớ Kiều nên muốn ra đi, Hoạn Thư biết là chồng mình thân thể ở bên vợ nhưng tâm hồn thì ở cạnh Kiều:
"Chạnh niềm nhớ cảnh giang hồ/ Một màu quan tái, bốn mùa gió trăng"
Biết vậy, nhưng nàng chẳng những không ngăn cản chồng mà còn hối thúc chàng đi sớm, Thúc Sinh vô tư , tưởng thật nên dính mưu vợ mình:
“Được lời như mở tấc son/ Vó câu thẳng ruổi nước non quê người”.
(Các cụ xưa nói : "Đàn ông nông cạn giếng khơi/ Đàn bà sâu sắc như cơi đựng trầu" nếu áp dụng cho Hoạn Thư và Thúc Sinh lúc này là ... sai! hihi! Bởi vậy, phụ nữ hay nói một đàng làm một nẻo).
...Hoạn Thư đã rất buồn khi :
"Nỗi chàng ở bạc, nỗi mình chịu đen".
Nhưng nàng khôn ngoan:
"Nghĩ rằng: Ngứa ghẻ hờn ghen,
Xấu chàng mà có ai khen chi mình.
Vậy nên ngoảnh mặt làm thinh,
Mưu cao vốn đã rắp ranh những ngày".
Nàng chọn cách bắt cóc Kiều, đốt nhà, thế xác, tạo hiện trường giả để Thúc Sinh nghĩ thế là hết để mà toàn tâm toàn ý trở về nhà và thực tế đúng như Họan Thư nghĩ:
"Sen tàn cúc lại nở hoa,
Sầu dài ngày ngắn đông đà sang xuân.
Tìm đâu cho thấy cố nhân?
Lấy câu vận mệnh khuây dần nhớ thương.
Chạnh lòng nhớ cảnh gia hương,
Nhớ quê chàng lại tìm đường thăm quê” .
Về phần Thúy Kiều sau khi bị Hoạn Thư bắt về nhà cha mẹ của Hoạn Thư, nơi đây Kiều phải một phen mưa gió tan tành: “Hoa trôi nước chảy đã yên/ Biết đâu địa ngục là miền trần gian”. Sau đó Kiều lại bị chuyển về làm con hầu tại nhà của Hoạn Thư, nhưng Thúy Kiều không hề biết điều đó, nàng chấp nhận cho số phận đẩy đưa, tới đâu thì tới: "Sớm khuya khăn mặt lược đầu/ Phận con hầu, giữ con hầu dám sai".(câu 1775-1776). Thúy Kiều giữ phận con hầu nhưng nàng đâu biết người mình hầu hạ lại là...vợ của Thúc Sinh (người mà nàng đã coi là "chồng" mình).
Xét ra khi“hành hạ” Kiều,
Hoạn Thư giận chồng là chính, Hoạn Thư muốn trị tội chồng, kẻ đã :“thăm
ván bán thuyền”, còn Kiều chỉ là kiểu bị "giận cá chém thớt" mà thôi.
…Khi Thúc Sinh trở về nhà (lần 2) thì chạm mặt Kiều một cách bất ngờ:
“Cùng trong một tiếng tơ đồng/ Người ngoài
cười nụ người trong khóc thầm.
Rõ ràng thật lứa đôi
ta,/ Làm ra con ở chủ nhà đôi nơi”.
Đây là lúc Hoạn Thư hả
hê nhất, nàng bắt “kẻ thứ ba” phải
khoan nhặt cung đàn, quỳ tận mặt mời rượu tận tay Thúc Sinh. Còn chồng nàng thì phách lạc
hồn xiêu, gan gầy ruột héo:
“Sinh càng như dại như ngây/ Giọt dài giọt ngắn chén đầy chén vơi”. (câu 1839-1840)
Thấy tình cảnh trớ trêu như vậy Thúc Sinh thương Kiều nên phải giả say để lảng ra
nhưng lại kẹt vào thế khó xử khác còn đau lòng hơn
“Tiểu thư vội
thét con Hoa/ Khuyên chàng chẳng cạn thì ta cho đòn.
Sinh càng nát ruột tan hồn/ Chén mời phải ngậm
bồ hòn ráo ngay”. (1845-1846)
(đoạn này phải nói là quá oái ăm cho chàng Thúc)
Khi nghe Kiều
đàn, Thúc Sinh phải gượng nói gượng cười, thì Kiều lại bị Hoạn Thư la:
“Sao chẳng biết
ý tứ gì/ Cho chàng buồn bã tội thì tại ngươi.
Sinh càng thảm thiết bồi hồi/ Vội vàng gượng
nói gượng cười cho qua”. (1863-1864)
Cái cảnh này thật là bi
hài, và có lẽ trên đời này hiếm có người vợ nào trị tội không chung thủy của chồng
một cách vừa nhẹ nhàng mà cay độc nhưng không tàn ác như vậy. Phải nói là Hoạn Thư đã rất “thỏa
mãn” với màn kịch do chính nàng đạo diễn.
“Giọt rồng canh đã điểm ba/ Tiểu thư nhìn mặt
dường đà cam tâm.
Lòng riêng khấp khởi mừng
thầm/ Vui này đã bõ đau ngầm xưa nay”. (1867-1868)
Còn Thúc Sinh lúc này:
"Sinh thì gan héo, ruột đầy/Nỗi lòng càng nghĩ, càng cay đắng lòng" (câu 1869-1870).
Còn Kiều thì quá ư "ê chề": (từ câu 1871- 1876)
"Người vào chung gối loan phòng,
Nàng ra tựa bóng đèn chong canh dài.
Bây giờ mới rõ tăm hơi,
Máu ghen đâu có lạ đời nhà ghen.
Chước đâu rẽ thúy chia uyên.
Ai ra đường nấy ai nhìn được ai!"
Và: "Một mình âm ỷ đêm chầy,
Đĩa dầu vơi nước mắt đầy năm canh" (1883-1884)
+ Diễn biến tiếp theo của vụ “đánh ghen” thể hiện Hoạn Thư cũng có lòng từ bi và việc "đánh ghen" của nàng có lên "kế hoạch" cụ thể chứ không phải kiểu ghen "bốc đồng" theo cảm xúc. Hoạn Thư đã khen Kiều trước mặt Thúc Sinh:
“Ví
chăng có số giàu sang,/ Giá này dẫu đúc nhà vàng cũng nên”.
Tiếp theo là Hoạn Thư giả
vờ thông báo với Thúc Sinh là nàng sẽ về nhà cha mẹ, mục đích là để theo dõi chồng và Kiều, xem hai người sẽ thế nào sau những gì nàng "bày" ra. Khi rình và nghe hai người sụt sùi khóc than và Kiều có ý muốn bỏ trốn nên nói với Thúc Sinh:
“Liệu mà mở cửa
cho ra,/ Ấy là tình nặng ấy là ơn sâu”
Khi nghe Kiều nói vậy,Thúc sinh không bảo vệ mà còn "phủi tay" dứt tình:
“Liệu mà cao
chạy xa bay,/ Ái ân ta có ngần này mà thôi”.
Lúc nghe như vậy, Hoạn Thư xuất hiện với vẻ mặt và cử chỉ vui vẻ, mãn nguyện rồi nàng cùng chồng về lại thư trai, nàng cố tình tạo sơ hở để Kiều bỏ trốn. Việc Kiều trộm đồ, trốn đi là trong dự tính của nàng và nàng biết rõ sẽ như vậy nhưng nàng không cho người truy bắt mà coi đó là con đường giải thoát cho Kiều: “Đến khi khỏi cửa dứt tình chẳng theo”. Điều này thể hiện lòng vị tha của Hoạn Thư. tất cả những gì diễn ra trong "cơn ghen" của mình,Hoạn Thư thể hiện nàng là con nhà có giáo dục, là người có trí tuệ, khôn khéo, có bản lĩnh và có một nhân cách cao thượng. Còn nếu là đàn bà thường tình thì cơn ngứa ghẻ hờn ghen sẽ "khác" hơn!
+ Thúy Kiều khi biết mình đang là phận con hầu ở nhà Hoạn Thư và gặp Thúc Sinh ngay tại nhà ...vợ của chàng, Kiều đã phải than rằng:
"Chước đâu có chước lạ đời
Người đâu mà lại có người tinh ma.
Rõ ràng thật lứa đôi ta,
Làm ra con ở, chúa nhà đôi nơi.
Bề ngoài thơn thớt nói cười,
Mà trong nham hiểm giết người không dao".
+ Còn Thúc Sinh, trước người vợ ghen tuông quá "đỉnh" như vậy, chàng cũng phải
thú nhận sự bất lực của mình một cách thật thà, cay đắng mà cũng rất đáng
thương :
“Thấp cơ thua trí đàn
bà
Trông vào đau ruột nói ra ngại lời".
(Ai còn chê Hoạn Thư sau khi đã hiểu về nàng ?)
(hình lấy trên net)