Trang

Thứ Bảy, 22 tháng 6, 2019

CHUYỆN XƯA KỂ RẰNG...!


P/s:Thời gian này mình lại lu bu (nhiều) chút công việc nhà, không thể treo ngược hồn lên cành cây để có cảm xúc mà viết lách. Tuy nhiên sóng trên mạng xã hội xôn xao điều gì cũng ...biết tuốt!hi!hi! Bởi vậy con gái gọi mẹ là thánh coi youtube! Kệ, thánh gì cũng là ...thánh, mình thích là mình nhích thôi! Già dưng mà vẫn thích nghe nhạc ...tình mà phải là tình...dang dở mới phê! Giờ đi đâu nghe "Độ này độ kia" đầu vẫn gật gù như thường! Lần đầu nghe bài này, chưa biết nội dung câu chuyện nên chẳng hiểu mô tê gì nhưng thích nhạc. Đi lang thang trên mạng mới biết nội dung, không có gì đặc biệt lắm, đang lúc chưa có bài đăng, mình (chôm trên mạng) rồi úp lên đây chứ chẳng phải mình hay ho gì! 

                                 Hoa nào cũng là hoa: (của nhà trồng được)




...
                   “ĐỘ TA KHÔNG ĐỘ NÀNG”
Đây vốn là một bài hát thuộc thể loại nhạc cổ phong, giai điệu tiết tấu nhanh vui nhộn nhưng lời lại thê lương. Gần đây, ca khúc này được phổ lời Việt và đang gây bão trong giới trẻ. Tuy nhiên có lẽ nhiều người còn chưa hiểu hết được ý nghĩa của Độ Ta Không Độ Nàng là gì.

Đầu tiên, “Độ ta không độ nàng” (tên tiếng Trung: 渡我不渡她) là một bài hát nhạc Hoa. Phiên bản gốc cùng tên do Tô Đàm Đàm và Giai Bằng trình bày, lời Việt Yu Ling, sau này Khánh Phương và Anh Duy cover, mỗi beat có một âm sắc riêng, một cái thì day dứt, đau khổ, lãnh cảm; một thì phá cách...

...Những ca từ trong bài hát là câu chuyện tình buồn giữa một vị tiểu hòa thượng với một cô gái vốn là quận chúa xinh đẹp. Tuổi thơ của hai người lớn lên cùng nhau nên cô gái có tình cảm đặc biệt với vị tiểu hòa thượng này. Thế nhưng, vì tiểu hòa thượng đã quy y cửa phật nên không thể mở lòng trước cô gái.

Sau này, nàng bị hoàng tử tính tình xấu xa muốn lấy nàng làm thiếp, nàng không chịu, chạy đến hỏi hòa thượng: "Chàng có thích ta không?", chàng không đáp lời, nàng nói: "Ta hiểu rồi". Đêm trước ngày thành thân, vị hoàng tử kia uống say, mò đến phòng nàng đòi động phòng trước, cướp mất sự trong trắng của nàng, nên nàng đã treo cổ tự vẫn.

Chính cái chết của nàng đã khiến cho vị tiểu hòa thượng nhận ra rằng mình cũng có tình cảm sâu đậm với cô gái ấy nhưng không dám thừa nhận. Hòa thượng tìm đến tên hoàng tử kia, một kiếm chém chết hắn...!

Ý nghĩa độ ta không độ nàng

Tăng nhân hỏi Phật "Cớ sao độ ta không độ nàng?", độ ở đây nghĩa là phổ độ, cứu rỗi. Ta thường được nghe câu "Phổ độ chúng sinh" chính là ý Phật cứu rỗi chúng sinh. Ý của tăng nhân muốn hỏi vì sao Phật cứu rỗi hắn nhưng lại không cứu người con gái hắn yêu.

Phật độ ta vì lòng ta có Phật

Phật không độ nàng vì lòng nàng chỉ có ta...

Tuy nhiên, sẽ không có nhiều fan ngạc nhiên, vì nội dung bài hát gợi nhớ tới  bộ truyện Bất Phụ Như Lai Bất Phụ Khanh, bộ truyện từng được chuyển thể lên màn ảnh Hoa Ngữ vào năm 2017.

Bất Phụ Như Lai Bất Phụ Khanh là cuốn tiểu thuyết đầu tay của tác giả Tiểu Xuân (tên thật là Chương Xuân Di). Ngay từ khi ra mắt vào năm 2008, bộ truyện đã trở thành một trong những cuốn tiểu thuyết được nhiều người đọc nhất trên diễn đàn văn học mạng Tấn Giang, thu hút cả chục triệu lượt đọc. Nội dung tác phẩm xoay quanh cuộc gặp gỡ định mệnh và tình yêu đầy trắc trở giữa cô gái đến từ tương lai - Ngải Tình với một trong những nhà sư vĩ đại nhất thế giới - Kumarajiva...

(Nội dung chính của bài hát, giờ có nhiều lời khác):

Phật ở trên kia cao quá

Mãi mãi không độ tới nàng
Vạn dặm tương tư vì ai
Tiếng mõ vang lên phũ phàng
Chùa này không thấy bóng nàng
Bồ đề chẳng muốn nở hoa
Dòng kinh còn lưu vạn chữ
Bỉ ngạn phủ lên mấy thu
................
Hồng trần hôm nay xa quá
Ái ố không thể giãi bày
Hỏi người ra đi vì đâu
Chắc chắn không thể quay đầu
Mộng này tan theo bóng Phật
Trả lại người áo cà sa
Vì sao độ ta không độ nàng ???
................
Vì người hoa rơi hữu ý
Khiến nước chảy càng vô tình
Một thưở niên hoa hợp tan
Tiếng mõ xưa rối loạn
Bồ đề không nghe tiếng nàng
Hồng trần đã mấy độ hoa
Mắt còn vương màu máu
Hồng nhan chẳng trông thấy đâu?
................
Lại một tay ta gõ mõ
Phá nát cương thường biến họa
Vài độ xuân thu vừa qua
Có lẽ không còn thấy nàng
Hỏi phật trong kiếp này
Ngày ngày gõ mõ tụng kinh
Vì sao độ ta không độ nàng???

Trong đây còn nhắc đến Hoa Bỉ Ngạn, có hai loại hoa: Bỉ Ngạn màu trắng gọi là Mạn Đà La Hoa, là hoa tượng trưng cho sự tinh khiết, ung dung, vô ngã chỉ có trong cõi Phật, Bỉ Ngạn màu đỏ gọi là Mạn Châu Sa Hoa. Mạn Châu Sa bên bờ sông Vong Xuyên chân cầu Nại Hà là một loài hoa đỏ như máu khi nở xòe ra mọi hướng như muốn đón lấy tất cả tinh túy của trời đất. Điều thú vị là một khi cây ra hoa thì lá sẽ không phát triển nữa, có lá thì lại không có hoa nên hoa và lá cây bỉ ngạn muôn đời không bao giờ được gặp nhau. Hoa giống như lời nhắc nhở với thế nhân:

Ái tình là mộng ảo, khi duyên hết thì tình cũng dứt, trả hết nợ một đời thì đừng nên luyến tiếc mà càng thêm đau khổ. Vì con người mê đắm trong ‘Tình’ nên cần phải ngộ được chân lý này mới có thể thanh thản giữa các kiếp luân hồi.
(Nguồn: sưu tầm trên mạng)