1/. Vậy là đã sang tháng 9, thời gian chẳng những không ngừng trôi mà còn trôi nhanh không cản được. Hôm rồi nhìn vào gương, giật mình vì đã thấy thấp thoáng những nếp chân chim , già cmn rồi ông Giáo ạ, thật lòng là có thoáng chút...buồn. haizzza!Thời gian chẳng chờ đợi ai và mình đang đi về phía cuối ...đường tàu!
Người ta nói "đẹp như hoa" quả không sai :
2/ Mọi người nghỉ lễ đi chơi, về quê nọ kia, nhà mình cũng chỉ còn 2 người già ở nhà với nhau.
Để thư giãn vào ngày tết độc lập, mình đọc lại cuốn nhật ký Đặng Thùy Trâm. (năm 2005 khi sách ra mắt mình đã mua đọc rồi, nay đọc lại và cảm xúc là như mới đọc lần đầu): Đó là cuốn nhật ký được một sĩ quan quân báo Mỹ tham chiến ở chiến trường Quảng Ngãi nhặt được sau trận tập kích vào bệnh xá Đức Phổ, cuốn nhật ký đã suýt bị ném vào lửa, nhưng người phiên dịch đã khuyên anh ta: “Đừng đốt, vì trong đó đã có lửa rồi!”. Đó chính là tập nhật ký của nữ bác sĩ, liệt sĩ Đặng Thuỳ Trâm được viết tay từ năm 1968 đến 1970 tại chiến trường Đức Phổ, Quảng Ngãi. Cuốn sách sẽ khiến bạn bật khóc trước những dòng ghi chép chân thực của chị về nỗi đau do chiến tranh gây ra, ở đó luôn hiện hữu nhiều tấm gương sáng về lòng yêu nước và tinh thần dũng cảm và đặc biệt là câu chuyện tình yêu thời chiến của chị với người yêu cũng là một chiến sĩ ! người mà BS Trâm yêu tha thiết, yêu đến nỗi xung phong vào chiến trường Quảng Ngãi ác liệt để tìm bằng được và sau đó đã rất buồn vì tình yêu của mình không toại nguyện bởi vì : Một người yêu mãnh liệt, một người nén chịu cũng mãnh liệt vì nghĩ rằng mình đang phải chiến đấu vì đất nước, có thể hy sinh bất cứ lúc nào, như vậy sẽ không đem lại hạnh phúc cho người mình yêu. Đọc những dòng nhật ký của BS Đặng Thùy Trâm thấy rằng chị yêu anh đắm say mãnh liệt và thủy chung, nhưng anh im lặng. Khi cuốn nhật ký được xuất bản vào năm 2005 thì rất tiếc, anh đã mất vào năm 1999 vì di chứng của chiến tranh, qua tài liệu mà gia đình anh còn lưu giữ mới biết rằng: tình cảm anh dành cho chị cũng mãnh liệt và cháy bỏng không kém. Tận sâu thẳm trái tim, hình bóng chị luôn chiếm trọn trong anh. Không một trận đánh lớn, nhỏ nào anh không nhớ đến chị, một chiếc bật lửa thu được sau trận đánh, anh cũng khắc tên hai người. Khi bị ngất đi giữa chừng trận đánh, điều duy nhất anh nhớ cũng là hình ảnh chị...Nhưng anh đã kìm nén, kìm nén thật chặt tình yêu của chị vào lòng. Anh chọn cách im lặng trước tình yêu của chị, mặc cho chị và đồng đội hiểu sao thì hiểu. Để tận đến lúc chị hy sinh (Ngày 22 tháng 6 năm 1970, trong một chuyến công tác từ vùng núi Ba Tơ về đồng bằng, Đặng Thùy Trâm bị địch phục kích và hy sinh khi chưa tròn 28 tuổi) vẫn không biết được anh đã yêu chị biết nhường nào.
...và sau ngày chị hy sinh, anh đã viết:
"Em ngã xuống mà tim anh đau suốt bấy năm trường. Khi em còn sống, ta im lặng. Im lặng thực sự. Khi em ch.ết rồi, ta mới nói thực sự yêu em...Thùy ơi, sẽ không có người con gái nào giống như Thùy đâu. Trong cuộc sống. Và trong trái tim mình. Nằm yên nghỉ nơi mảnh đất vùng giáp ranh Đức Phổ, Thùy có nghe lời nói im lặng nhưng rất vang xa của trái tim mình không? Anh yêu Thùy, vâng, anh yêu Thùy...Em ch.ết đi biến thành ngọn gió lượn trên đầu anh. Trên đời anh. Thành tiếng gọi đằng trước để anh đi tới. Âm thanh là không khí đối lưu? Nó dồn đi nơi nào đó, nơi xa kia thành chân không? Có phải vậy đâu, mà lòng anh hôm nay thì trống rỗng... Bây giờ thì như bao giờ anh cũng cần sống xứng đáng hơn. Bao giờ cũng phải phủ định mình để khẳng định mình. Sống như vậy cực lắm Thùy ơi! Anh đuối sức. Và anh đau khổ...”. ( Thùy là tên gọi ở nhà của BS Đặng Thùy Trâm )
+ ...Năm 2005, sau 35 năm lưu lạc trên đất Mỹ, cuốn nhật ký của bác sĩ, liệt sĩ Đặng Thùy Trâm đã trở về Việt Nam trong vòng tay yêu thương của gia đình, bạn bè. Từ khi cuốn nhật ký được biết đến, đã có nhiều phong trào ý nghĩa được phát động để người trẻ hôm nay học tập và noi gương người con gái kiên cường, bất khuất ấy. Để ghi nhận thành tích đặc biệt xuất sắc của liệt sĩ, bác sĩ Đặng Thùy Trâm, ngày 20/02/2006. Chủ tịch nước đã ký quyết định truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân cho liệt sĩ, bác sĩ Đặng Thùy Trâm.
Hãy một lần đọc nhật ký Đặng Thùy Trâm để hiểu thêm về sự hy sinh tuổi thanh xuân của thế hệ cha, anh cho độc lập, tự do của Tổ Quốc và cũng để hiểu thêm tình yêu trong thời chiến mãnh liệt và đầy sự hy sinh...như thế nào? mình đã khóc cho tình yêu ấy khi tìm hiểu và đọc lại tất cả những gì anh, chị dành cho nhau: thương, cảm phục và ngưỡng mộ vì tất cả!
P/s: Gần nhà mình có trường tiểu học mang tên Đặng Thùy Trâm.
3/. Ban liên lạc K9 Luật Bình Triệu đang mời các cựu sinh viên đầu tháng 10/2023 đi hội khóa tại Quảng Ninh, gặp nhau xong thì tổ chức đi du lịch các tỉnh Tây Bắc. Nghe mà nôn cả nao nhưng đành hẹn dịp khác, năm ngoái họp mặt tại trường ở Bình Triệu- Thủ Đức thì còn có thể "thu xếp" được !
Thơ "hiệu triệu" bạn Thanh Vân:
*/ Con gái cũng vừa đi họp lớp ĐH sau 15 năm ngày ra trường, trẻ có thế mạnh của trẻ (là gọi cái đi luôn, không phải suy nghĩ nhiều như trường hợp 42 năm ngày ...ra trường) híc: