Trang

Thứ Bảy, 25 tháng 7, 2020

VỀ GIÀ !

Cuộc sống vốn vô thường, không ai tránh khỏi quy luật "sinh, lão, bệnh, tử" của cuộc đời. Tuổi thanh xuân đam mê và nhiệt huyết cống hiến cho sự nghiệp, lo cho gia đình và con cái đã có thể gọi là tạm ổn. Cuộc sống về già có thật sự viên mãn hay không phụ thuộc vào chính mình, khi bước sang bên kia sườn dốc của cuộc đời, nếu biết gạt bỏ những lo âu để tận hưởng cuộc sống tươi đẹp với sự lạc quan, tích cực thì tốt, bằng không thì cứ luôn than vãn sao cuộc đời mình không như ý! Ai rồi cũng già và biết chấp nhận nó thì mình sẽ an yên tự tại, cái gì đến sẽ đến, có lo lắng cũng thế thôi, vậy nên hãy học tập những người già ...đi trước bởi những bài viết của họ:

                    Tâm sự tuổi già - đôi điều cảm ngộ
                       TG Dương Trạch Tế (Trung Quốc)
                                 Trang Hạ dịch
       Tháng năm vội vã, đời người ngắn quá, chớp mắt đã già. Chúng ta nào dám nói đã thấu hết lẽ đời, nhưng ta cảm thấy, chỉ có hiểu đời, mới sống được ung dung, thanh thản. Tôi muốn viết đôi dòng “cảm nhận nhỏ nhoi” gửi tới những bạn già, để được mọi người chia sẻ những “cảm nhận lớn lao” hơn, để ta cùng cố gắng.
1. Cách sống: Qua một ngày, mất một ngày. Vui một ngày, lãi một ngày.
2. Hạnh phúc và niềm vui: Hạnh phúc không tự gọi cửa tìm đến ta, niềm vui cũng không tự rơi từ trên trời xuống, mà đều phải tự tay mình tạo dựng nên. Niềm vui là mục đích cuối cùng của đời mình, niềm vui ở ngay trong những việc vụn vặt của cuộc sống, ta phải tự mình tìm lấy. Hạnh phúc và niềm vui là một thứ cảm xúc và cảm nhận, quan trọng là ở tâm trạng mình.
3. Tiền bạc: Tiền không phải là vạn năng, tăng lực, nhưng không tiền thì vạn sự bất lực. Không nên quá coi trọng đồng tiền, lại càng không nên tính toán tiền bạc, nếu hiểu ra, sẽ  sẽ thấy tiền chỉ là thứ đồ vật ở ngoài thân, khi ta chào đời ta đâu mang tới, khi ta chết đi lại chẳng mang theo. Nếu có người cần ta giúp đỡ, khảng khái mở hầu bao chính là một niềm vui lớn. Nếu tiền bạc mua được sức khỏe và niềm vui, cớ gì chần chừ nữa? Nếu bỏ tiền ra để được an nhàn tự tại, chẳng phải xứng đáng sao! Người hiểu biết là người biết cách kiếm tiền biết cách tiêu pha, làm chủ đồng tiền chứ đừng làm nô lệ cho nó.
4. Học cách hưởng thụ: “Phần đời còn lại ngắn ngủi, càng phải làm cho nó giàu có”. Người già phải biết đổi nếp nghĩ cũ, tạm biệt cách sống như tu hành, để làm loài chim vui. Cần ăn thì ăn, muốn mặc phải mặc, thèm chơi hãy chơi, không ngừng nâng cao chất lượng sống, đón nhận những thành quả của thời đại công nghệ, mới là mục đích sống của tuổi già.
5. Sức khỏe quan trọng nhất: Tiền bạc là của con mình, địa vị chỉ tạm thời giữ, vinh quang thuộc về quá khứ, sức khỏe mới là của ta.
6. Khác biệt: Tình yêu bố mẹ dành cho con là vô hạn, con yêu bố mẹ có hạn; Con cái bệnh tật bố mẹ lo âu, bố mẹ bệnh tật con cái hỏi han vài lời là thấy thỏa mãn; Con cái tiêu tiền bố mẹ thì dễ, bố mẹ tiêu tiền con cái thì khó; Nhà bố mẹ chính là nhà của con, nhà con lại chẳng phải nhà bố mẹ. Khác biệt là khác biệt. Người hiểu ra sẽ thấy lo liệu cho con chính là trách nhiệm và niềm vui, chẳng đòi con báo đáp, còn người cứ muốn được con báo đáp, là tự chuốc ưu phiền.
7. Bệnh tật trông cậy ai: Cậy con, bệnh nặng ốm lâu con mệt mỏi vắng bóng. Cậy bạn đời, người già tự lo thân chưa xuể, lấy đâu sức lực mà chăm nhau. Cậy tiền, có lẽ phải vậy.
8. Trân trọng những gì đã có: Ta thường coi nhẹ những gì trong tay, ta thường tiếc nuối những gì không có. Nhưng cuộc sống hạnh phúc đủ đầy lại bởi ta có biết cách cảm nhận cuộc sống chăng. Người hiểu đời sẽ trân trọng và nâng niu những gì đã có, cho nó thêm ý nghĩa trong đời mình, để sống tràn đầy và say mê vui sướng.
9. Cách nắm giữ niềm vui: Phải giữ tấm lòng rộng mở bao dung, để cảm ơn đời và tận hưởng sự sống. So với người trên nào bằng, ngoảnh xuống kẻ dưới thấy đủ, thấy đủ là thấy vui nhẹ nhõm; Nuôi dưỡng nhiều niềm say mê, vui thú ấy nào cạn, ta tự tìm lấy được niềm vui; Tốt với người đời, thường làm việc thiện, vui khi giúp người. Đó là những cách nắm giữ niềm vui, cũng mạnh khỏe trong tâm.
10. Dung dị mới là cốt lõi: Chức cao bổng lộc nhiều, địa vị hiển hách được mấy ai, số đông chúng ta chỉ là thường dân. Nhưng thiểu số ấy chưa chắc đã hạnh phúc, còn đám đông thường dân như chúng ta lại chưa chắc đã bất hạnh, nên ta cần gì nhìn lên đám thiểu số giàu sang đó mà tự ti, thèm muốn. Con người vốn không phân chia đẳng cấp giàu nghèo sang hèn, chỉ phân chia có tận tâm tận lực với sự nghiệp hay không mà thôi, là đã được coi có công với đời, lòng dạ thanh thản, không hổ thẹn với ai, nữa là con người ta đã lui về rồi thì đều giống nhau cả, chốn sau cùng của chúng ta đều là về với thiên nhiên. Kỳ thực, chức cao nào bằng thọ lâu, thọ lâu nào bằng sống vui lâu, sống vui mới chính là hạnh phúc.
11. Hãy sống đích thực cho chính mình: Con người quá nửa đời là hy sinh vì sự nghiệp, gia đình, con cái, thời gian giờ còn lại đâu nhiều, hãy sống đích thực cho chính mình, sống sao thấy vui thì sống, làm những gì mình muốn làm và mong làm, đừng ngại ngần người khác đàm tiếu, bởi ta đâu phải sống hộ người khác, mà ta đang sống cuộc đời của chính bản thân ta.
12. Không cầu toàn: Con người sống trên đời này làm sao có thể vạn sự như ý, tất sẽ có những điều thiếu sót tiếc nuối, càng mong hoàn hảo càng khổ sở, chi bằng thanh thản đối diện hiện tại, tùy hoàn cảnh mà sống.
13. Già và không già: Người già tâm hồn trẻ, tức là không già. Người chưa già nhưng tâm hồn già cỗi, vậy đã già nua. Nhưng mọi vấn đề vẫn cần nghe người già.
14. Chú ý điều độ: Sống là phải vận động, nhưng không nên quá sức; ăn uống đạm bạc thì không đủ dinh dưỡng nhưng thịt cá nhiều cũng không tiêu hóa nổi; Nhàn hạ quá thì quạnh quẽ, nhưng khách khứa lắm lại nhiều lo toan, cho nên việc gì cũng nên giữ lấy chữ “điều độ”.
15. Làm một người thông minh: Kẻ ngốc tự chuốc bệnh (vì hút thuốc, nghiện rượu, ăn uống vô tội vạ); kẻ thiếu kiến thức thì chờ bệnh tới (chờ ốm mới đi bệnh viện); còn người thông minh thì phòng bệnh; hãy tốt với chính mình, hãy giữ gìn sinh mệnh của mình.
16. Đừng lầm lẫn: Chờ khát mới uống, đợi đói mới ăn, phải mệt mới nghỉ, buồn ngủ mới ngủ, sinh bệnh mới đi viện, lúc đó đã muộn rồi.hấy tiền chỉ là thứ đồ vật ở ngoài thân, khi ta chào đời ta đâu mang tới, khi ta chết đi lại chẳng mang theo. Nếu có người cần ta giúp đỡ, khảng khái mở hầu bao chính là một niềm vui lớn. Nếu tiền bạc mua được sức khỏe và niềm vui, cớ gì chần chừ nữa? Nếu bỏ tiền ra để được an nhàn tự tại, chẳng phải xứng đáng sao! Người hiểu biết là người biết cách kiếm tiền biết cách tiêu pha, làm chủ đồng tiền chứ đừng làm nô lệ cho nó.
17. Lạc quan và bi quan: Chất lượng cuộc sống của người già cao hay thấp phụ thuộc vào cách họ nghĩ, lạc quan thì mọi việc đều suy nghĩ theo hướng có lợi, nếu lạc quan để quy hoạch quãng đời tuổi già, sẽ được sống đầy tự tin và đầy sức sống, ngày tháng trôi qua sẽ đầy màu sắc; nếu dùng cách nghĩ bi quan sẽ sống trong tâm trạng chán nản tiêu cực, tất già sớm chết sớm.
Tác giả Dương Trạch Tế
18. Học cách vui chơi: Chơi là một trong những nhu cầu của người già, hãy mang một trái tim thơ trẻ để chọn thú chơi mình thích, trải nghiệm những niềm vui khi chiến thắng, cũng không giận khi thua, không làm nư, từ góc độ tâm lý và sinh lý, người già cũng cần sự hào hứng vừa đủ, để giữ cho tuần hoàn tốt.
19. Làm một người già “mạnh khỏe toàn diện”: Mạnh khỏe toàn diện tức là khỏe về thể chất, tâm lý lẫn đạo đức. Mạnh khỏe về tâm lý tức là sức chịu đựng cao, sức kiềm chế tốt và có năng lực giao tiếp thân thiện; Mạnh khỏe về đạo đức tức là luôn có lòng yêu thương, vui vẻ giúp đỡ người khác, tính tình điềm đạm, lòng dạ rộng rãi, thiện tâm tất thọ lâu.
20. Hòa nhập với xã hội: Con người là người của xã hội, không được phép sống tách rời biệt lập, lãnh đạm với đời, phải chủ động tham gia hoạt động công ích tập thể, hoàn thiện bản thân từ trong hoạt động chung, thể hiện được giá trị bản thân, đó mới là một cách sống lành mạnh.
21. Kết giao rộng rãi: Cuộc sống cuối đời nên có nhiều tầng thứ đa dạng, phong phú đầy màu sắc. Một hai người bạn thâm giao nào thể đủ, phải có nhiều bạn bè mới làm cuộc sống tuổi già tươi mới. Để bạn sống mê say vui tươi, muôn hình vạn vẻ.
22. Nỗi đau: Khi con người phải đối diện nỗi đau, chịu đựng, giải thoát cũng như xóa nhòa nỗi đau, nói cho cùng vẫn phải dựa vào chính bản thân mình, thời gian là vị thầy thuốc tốt nhất, nhưng quan trọng là ở chỗ bạn sẽ chọn cách sống như thế nào trong quãng thời gian ấy.
23. Hoài niệm quá khứ: Vì sao người ta già rồi thường nhớ quá khứ? Con người về già, sự nghiệp đã đi đến chặng cuối, những huy hoàng dĩ vãng đã biến thành mây khói trong mắt, ta đang đứng ở ga cuối của cuộc đời,  gột sạch những dục vọng trong lòng, tinh thần cần thăng hoa, chỉ mong lại tìm thấy được chân tình. Lúc này, chỉ có quay về chơi chốn cũ, gặp gỡ người thân bạn bè, cùng ôn lại những giấc mơ thiếu thời, cùng bạn học cũ hàn huyên lại những niềm vui thời tuổi trẻ, mới cảm thấy được sức sống của thời trẻ. Trân trọng những chân tình, đón nhận những tình thân cũng là một niềm vui lớn của cuộc sống người già.
24. Thuận lẽ tự nhiên: Nếu bạn đã cố gắng hết mình nhưng vẫn không thay đổi được những gì bạn không mong muốn, vậy hãy để nó thuận theo lẽ tự nhiên thôi! Có lẽ đó cũng là một cách giải thoát. Mọi chuyện ở đời làm sao cưỡng ép theo ý muốn, những trái dưa ép chín cũng đâu có ngọt.
25. Thanh thản đối diện cái chết: Sinh lão bệnh tử, quy luật muôn đời, ai người trốn được. Khi cái chết sẽ không buông tha bạn, tại sao ta không đối diện nó, mỉm cười kiêu ngạo. Chỉ những người đã sống cương trực, không hổ thẹn lương tâm, mới có thể bình an thanh thản, cho mình một dấu chấm hết thật tròn vẹn.


      Những dòng tâm sự trên là do một blogger Trung Quốc sinh năm 1937 tên là Dương Trạch Tế viết ra, khi viết, ông tròn 71 tuổi. Bài này mình chỉa trên mạng để nhắc nhở chính mình./.

                           

Thứ Ba, 21 tháng 7, 2020

CHÚC MỪNG SINH NHẬT!


Hôm ngày sinh nhật con trai của mình! Bố, mẹ chúc mừng con bước sang tuổi 30 vui vẻ, có sức khỏe và nhiều may mắn trong cuộc sống!
Happy Birthday to you!

          
 Đây là một bài thơ hay của Nguyễn Bính mình úp lên đây cho bài dài hơn tí! hi!hi (bệnh lười đang ngự trị mà không có thuốc chữa)

1/. Thư gửi Thầy, Mẹ! (TG Nguyễn Bính)

"Ai về làng cũ hôm nay,
Thư này, đưa hộ cho thày mẹ tôi.
Con đi mười mấy năm trời,
Một thân bé bỏng, nửa đời gió sương:

Thày đừng nhớ, mẹ đừng thương
Cầm như đồng kẽm ngang đường bỏ rơi!
Thày mẹ ơi, thày mẹ ơi,
Tiếc công thày mẹ đẻ người con hư!

Con đi năm ấy tháng tư
Lúa chiêm xấp xỉ giỗ từ tháng ba.
Con đi quạnh cửa, quạnh nhà
Cha già đập lúa, mẹ già rũ rơm.
Cha giã gạo, mẹ thổi cơm
Có con, con vắng, ai làm thay cho?
Con dan díu nợ giang hồ
Một mai những tưởng cơ đồ là nên.
Ai ngờ ngày tháng lưu niên
Đã không gọi chút báo đền dưỡng sinh.
Lại mang ân ái vào mình
Cái yêu làm tội làm tình cái thân.
Bó tay như kẻ hàng thần
Chán chường như lũ tàn quân lìa thành.
Mẹ cha thì nhớ thương mình
Mình đi thương nhớ người tình xa xôi...

Ở thư này, thày mẹ ơi
Nhận cho con lấy vài lời kính thăm
Xin thày mẹ cứ yên tâm
Đừng thương nhớ, một vài năm con về.
Thày ơi, đừng chặt vườn chè
Mẹ ơi đừng bán cây lê con trồng...
Nhớ thương thày mẹ khôn cùng
Lạy thày, lạy mẹ thấu lòng cho con ./."
                                      
   Giữ gìn những khúc hát ru trong dân ca Ví, Giặm xứ Nghệ | Nghiên ...

Thứ Bảy, 11 tháng 7, 2020

CHUYỆN BÂY GIỜ MỚI KỂ!

1/. Mẹ mình từ năm 1951 đến năm 1979 là nữ hộ sinh ở trạm y tế xã! Nghề đỡ đẻ thì nửa đêm gà gáy gì mà người nhà sản phụ tới kêu là phải đi, hồi trước có đèn pin nhưng..pin thì không có mà có thì pin quá cũ, muốn đèn sáng cứ phải đập đập tay kia vào đèn cho pin hồi sức le lói lên chút đỉnh như con đôm đốm lập lòe! Bởi vậy nên mẹ mình hay xách cây đèn dầu bé tí (quê mình gọi là đèn hoa kỳ), nhà nào sang hơn thì có cây đèn bão (đèn dùng khi đi chống bão, kín gió khó tắt), nhà mình không có, dầu hỏa (dầu hôi) hồi đó cũng khan hiếm, bởi vậy nhiều khi mẹ mình phải đi mò trong đêm hoặc theo bó đuốc của người nhà sản phụ...Vậy mà suốt tuổi thơ ở cùng mẹ, mình chưa nghe mẹ nói sợ ma hay sợ gì cả! không như mình, đêm xuống nhìn bụi cây ven đường đã hồn vía lên mây vì tưởng người ta ngồi đó! hi!hi!

 Đây là cây đèn hoa kỳ: (hình lấy trên mạng)

                                          Đèn Hoa Kỳ là đèn gì,đèn Hoa Kỳ là gì,đèn Hoa Kỳ,đèn dầu,đèn bão,vì sao gọi là đèn Hoa Kỳ 
  
 Còn đây là đèn bão (hình mang tính minh họa!chứ thực tế cây đèn mình kể không có được đẹp như vậy:
                                         
                                             
... Miền trung vào mùa hè nắng nóng, thêm gió Lào thổi nữa thì thôi rồi Lượm ơi, ta nói, nóng kinh luôn á! vậy mà nhiều đêm 20- 21 giờ nóng quá là mẹ mình ra sông tắm (nhà mình gần sông) nhiều khi bà còn bơi ra xa, mình theo mẹ, ngồi trên bờ mà sợ gần ch.ết, vì mình cứ tưởng tượng ra có con ma ở dưới nước nó kéo mình đi! Mình ngưỡng mộ mẹ mình lắm! (mà trẻ con đứa nào chả thế). Mẹ mình không sợ ma vì bà không tin có ma, còn mình sợ là vì lúc bé mình nghĩ có con ma thật mặc dù chưa bao giờ thấy, ta gọi là thần hồn nát thần tính!
   Đoạn sông gần nhà mình ở quê:
             

Có lần mình nghe mẹ mình kể chuyện ma mà mẹ mình thấy:(chuyện xảy ra vào khoảng những năm 1968- 1970) mẹ mình đi chợ phiên sớm, nhà không có đồng hồ, bà nhìn nhầm trăng cuối tháng tưởng trời gần sáng nên dậy đi, bà kể đang đi giữa đồng không mông quạnh thì nghe có tiếng heo (lợn) con kêu ụt ịt, bà nghĩ là có ai đó gánh heo con đi chợ bán, thấp thoáng phía trước bà thấy có bóng người, bà kể là bà bước nhanh chân để gặp bạn đường nói chuyện, nhưng bà đi nhanh thì người kia cũng đi nhanh hơn, rồi ra đến đường lớn thì bà không còn thấy người kia cũng như tiếng heo kêu ụt ịt, ụt ịt nữa, vì còn quá sớm nên giữa đường chẳng có bóng dáng ai! khi kể ra câu chuyện này với mấy người bạn, mẹ mình cũng không kết luận là có ma mà chỉ nói hay là bà bị nhầm lẫn gì chăng? ( giờ mình ngồi viết ra vậy mà vẫn nổi gai ốc vì cứ thấy ơn ớn) hi!hi
Chuyện thứ 2 là: hồi còn chiến tranh,chỗ mình bị rải bom rất nhiều (có nhiều người dân thường và bộ đội chết vì bom đạn, chiến tranh là vậy- Mẹ của bạn học mình cũng chết vì bom). Ở chỗ mình có nhiều đơn vị bộ đội (pháo cao xạ) đóng quân. Mẹ mình làm ở trạm y tế nên nhiều khi đêm hôm mà có bom bỏ ở trận địa pháo thì bà phải đi cứu thương...Nhưng có đêm nọ, bà kể rằng, giữa khuya thanh vắng bà bỗng nghe tiếng xôn xao của rất nhiều người ở xóm trên (chỗ đơn vị pháo bị bom dội vừa chuyển đi), nên bà vội đi lên đó, trên đường đi bà ghé nhà một đồng nghiệp là y tá rủ đi cùng (thương binh ở tuyến trong đưa ra bắc điều trị bằng đường bộ thường dừng chân nghỉ ở các làng xã dọc đường, nếu thương binh nào nặng quá không di chuyển đi được thì gửi lại ở nhà dân hoặc trạm y tế). Bà kể là khi 2 người lên đến trận địa pháo cũ thì thấy im ắng không có dấu hiệu nào vừa có đông người ở đó, nhưng cả 2 người lại nghe tiếng xôn xao của nhiều người ở phía xóm dưới, cả 2 người lại đi xuống đó, và cũng như  trước đó xuống tới nơi tất cả cũng yên lặng!Khi kể, mẹ mình bảo là không phải người thật mà là âm thanh vọng lại giữa đất trời vào một đêm tĩnh mịch!(thật vậy không nhỉ?) 
Suốt những năm niên thiếu mình chỉ nghe mẹ kể mỗi 2 câu chuyện trên và mẹ cũng không kết luận đó là "ma"! Mình có ông anh, bà chị giống mẹ, không thấy nói sợ ma, đêm hôm cứ đi phà phà khi mẹ kêu đi gọi người nhà sản phụ lên trạm y tế để gánh võng đưa sản phụ đi bệnh viện huyện nếu gặp ca sinh khó, mình hỏi chị không sợ à, chị mình bảo cũng có sợ nhưng nghe mẹ nói nếu không đi kêu người ta thì sản phụ sẽ chết nên phải đi thôi!
Không hiểu sao, mình con mẹ mà đan len không biết, gói bánh chưng cũng không, trong khi mẹ và chị rất giỏi 2 món này! sợ bóng tối thì mình là số một La mã! hi!hi! Giờ già rồi, chiêm nghiệm cuộc đời cũng kha khá, không quá sợ như hồi bé nhưng vẫn...sợ ! 

2/. Mình tuy sợ vậy nhưng giống mẹ mình ở chỗ ít tin bói toán, có xem nhưng hạn hữu và không quá tin! 
Còn chuyện tâm linh? Mình hay nằm mơ thấy người thân đã mất, đặc biệt là trong khoảng thời gian 49 ngày, mình mơ thấy người thì vui vẻ,  riêng bà dì không chồng, con thì buồn hiu, thời gian sau 49 ngày người thân (quen) mất thì mình thấy ít hơn, những ngày rằm hay mùng 1 âm lịch mình hay thấy người "âm", có khi sáng dậy thấy con chuồn chuồn hay con bướm bay lòng vòng trong phòng, mình nghĩ đó là tín hiệu để mình biết đêm qua...có người về thăm!hi!hi
Chuyện này mới làm mình lạnh sống lưng: gần 2 năm trước, cháu dâu mình mất khi đang mang thai, mình thu xếp về và ở lại 2 đêm rồi tiễn mẹ, con cháu dâu về nơi an nghỉ cuối củng. Chuyện là thế này: khi về quê mình mang theo một ba lô nhỏ với ít tư trang, bóp đựng giấy tờ, money và các loại thẻ..., do không thể ngồi đâu cũng cầm theo cái bóp nên mình bỏ cái bóp vào ba lô quần áo, để ở góc khuất trên cái bàn nhỏ trong phòng ngủ gần phòng khách (nơi đang quàn 2 mẹ con cháu dâu). Căn phòng đó hay có người ra, vào nghỉ nên cửa thường đóng còn mình thì di chuyển chứ không ngồi ổn định một nơi! Chiều hôm trước khi đưa cháu ra nghĩa trang thì các chị của cháu dâu mới đi các phòng gom đồ đạc của cháu dâu để mai mang theo đốt (phong tục ở quê). Vì cháu mất đột ngột, nên người nhà không biết đồ đạc cháu để ở đâu nên cứ cái nào của phụ nữ thì các chị gom hết bỏ vào bao tải. Cái balo quần áo và toàn bộ giấy tờ, tiền bạc của mình suýt tí nữa thì cũng vào bao tải!
Chắc là cháu dâu mình linh thiêng nên khi các chị cháu gom cái balo của mình thì cửa phòng kia không đóng và mình thì lúc đó ngồi ngay phòng bếp, quay mặt vào cái phòng đó và mình bỗng thấy có người giơ cái áo giống áo mình lên gấp, nghĩ sao đó nên mình bước vội vào thì thấy cái balo của mình đang được giũ ra hết để quần áo thì gom vào một chỗ, tiền bạc thì các chị kiểm đếm để giữ lại! Chu cha mạ ơi, cái bóp của mình đang được đổ ra và việc kiểm đếm tiền đang bắt đầu, giấy tờ tùy thân, thẻ ATM.. của mình cũng đang trải giữa giường (một chị xếp quàn áo, một chị kiểm tiền). Mình vội vàng xin lỗi các chị và thì rằng là đồ ấy của mình, mình lật giấy CMND, thẻ LS để chỉ tên mình trong đó...2 chị xin lỗi và nói đang đi gom đồ của cháu dâu, không biết là của mình! hú hồn, không thì quần áo  của mình thì gom đốt mà tiền bạc thì sung công, nếu phát hiện trễ thì biết nói ra sao ...! Mình nghĩ thầm: là cháu dâu đang xui khiến mình ngồi đó và cái  cửa phòng kia không đóng nên mình phát hiện kịp thời, chứ không thì ...khó xử!
Sáng hôm sau đưa cháu ra nghĩa trang xong thì mình bắt taxi ra sân bay luôn để về SG, người mình đang mệt, thêm 2 đêm vật vờ nên lên xe mình chỉ kịp nói nơi đến rồi ngả người, nhắm mắt chứ không thể ngủ vì tinh thần đang xáo trộn. Chả hiểu sao cậu tài xế mở điện thoại bật bài nhạc thiền phật pháp, ôi chu cha mạ ơi! ta nói, khi nghe điệu nhạc đó thì mình nổi gai ốc và người như đông cứng lại, thần kinh thì tê liệt (nói quá tí), mình không thể thốt nên lời dù trong đầu mình muốn hỏi cậu tài xế là sao lại mở bài nhạc đó? vì từ 2 tháng nay tối nào trước khi ngủ mình cũng nghe bài nhạc không lời này. Nhạc thiền phật pháp có nhiều bài khác nhau vậy mà không hiểu tại sao cậu tài xế lại mở đúng bài này? Suốt cả chặng đường khoảng 50km, mình và cậu tài xế hoàn toàn im lặng, chỉ có  bài nhạc ấy thì vẫn ...mở !Khi xuống xe trả tiền, trong đầu mình thì muốn hỏi vì sao cậu ta mở bài nhạc thiền ấy mà miệng thì không thể, ngộ ghê chưa? Mình tự suy diễn: là cháu dâu biết mình mệt mỏi nên xúi cậu tài xế mở bài nhạc thiền phật pháp  mà mình thích cho mình nghe! Sau vụ này, mình không dám mở bài nhạc này nghe một mình ban đêm nữa vì khi giai điệu mở ra là mình cảm thấy sao sao á ! (ahu!hu)
Loay hoay vậy mà  cháu dâu mình mất đã 18 tháng, nếu khôn thiêng (như dì nghĩ) thì cháu hãy phù hộ cho các con N nhé! Thật sự là 2 con cháu rất nhớ và cần mẹ, N ơi!

 "Nam mô bổn sư Thích Ca mâu Ni Phật !"


Thứ Bảy, 4 tháng 7, 2020

LINH TINH !

1/ Khí hậu đã dịu mát hơn sau những cơn mưa, có những tối se lạnh, mình nằm trên đống chăn, gối xem phim hay coi chương trình "Người ấy là ai", cười một mình như bị thần kinh mà cảm thấy an yên. Mở youtube nghe Sư cô Hương Nhũ giảng pháp rồi nhẹ nhàng chìm vào giấc ngủ lúc nào chẳng hay, sáng dậy thấy mình còn khỏe là vui thêm một ngày!
 
(P/s: hình này chôm trên mạng)

 2/Mấy thứ linh tinh này là "quà" hậu covid :hi!hi! 




                                                        
    



Hôm mùng 5/5 (tết đoan ngọ) ở đâu, còn lâu mới nói! hi!hi

3/ Còn đây là rổ trái sung, em hàng xóm hái mang sang cho và chỉ mình cách muối (như muối cà)

 Sản phẩm, sung và cà muối:

4/.Hôm cuối tháng 6 nhà hàng xóm đối diện có đám ma, là ông cụ 84 tuổi (tính ra trong dãy nhà mình ở kể từ khi mình về đây ở chính thức là 15 năm,các cụ lớn tuổi "đi" gần hết)