...Khi biết việc ông C đi bộ ròng rã nhiều ngày ra Hà Tĩnh tìm mẹ tôi với mục đích hỏi bà làm vợ, mẹ tôi quá ư sửng sốt vì theo bà thì tình yêu của bà đối với ông chưa có, mặt khác tình cảnh hiện tại của ông khá bi đát (không gia đình, không tiền, không người quen hay bạn bè ở nơi xa lạ này) theo lời kể đầy cay đắng của bà thì lúc này (tôi xin lỗi ông C và anh chị H+M) ông chỉ có trên răng, dưới dép . Thời gian này ông ngoại tôi không quan tâm là mẹ tôi lấy chồng Tây hay ta nữa vì ông đang vui duyên mới với vợ hai, nên ai muốn hỏi cưới con gái đẹp của ông thì cứ có tiền đưa ông là được .
Nếu như lần bị cha ép gả cho Tây mẹ tôi kịch liệt phản đối thì lần này khi được tự do quyết định, mẹ tôi lại bị giằng xé lương tâm bởi nếu bà không đồng ý lời cầu hôn của ông C thì ông sẽ đi đâu, làm gì khi ông C lúc đó mọi thứ đều là con số không ..! Sau khi suy nghĩ, trăn trở , mẹ tôi đã nói hết chuyện với bà ngoại tôi để bà dò ý của ông ngoại xem thế nào ? Ông ngoại tôi đã ra giá, nếu ông C muốn lấy mẹ tôi thì phải đưa cho ông 2 vạn bạc ( tiền thời đó), trong đó phần ông 1 vạn, bà ngoại 1 vạn. Nghe bà ngoại nói lại, mẹ tôi muốn buông xuôi cho mọi việc đến đâu thì đến (nghiã là bỏ mặc ông C) ... Bà ngoại tôi thương con gái nên nói nếu mẹ tôi muốn lấy ông C thì 1 vạn bạc phần của bà không phải đưa. ( có lẽ đây là duyên số đưa đẩy để mẹ tôi có người chồng đầu tiên, vì nếu bà không mềm lòng nghĩ đến cảnh ông tứ cố vô thân hay bà ngoại tôi không thương con gái mà cứ để mặc ông ngoại đòi đủ 2 van bạc thì có khi mẹ tôi đã ....không lấy ông C làm chồng) haizzzz! duyên phận là một điều gì đó khó hiểu). Vậy là sau khi nghe bà ngoại nói mẹ tôi gom góp hết vốn buôn bán (cũng chưa đủ nên bà phải bán thêm nữ trang) để có đủ 1 vạn bạc đưa cho ông ngoại tôi và coi như bà được tự do lấy chồng theo ý muốn! (vì vậy sau này mẹ tôi không trách ai cả vì việc lấy chồng là do bà quyết định).
Cuối năm 1946 đầu năm 1947 mẹ tôi đã đi lấy chồng như thế !
(không áo cưới, không có các thủ tục hỏi cưới như của một người con gái bình thường chứ chưa nói là gái đẹp), hẳn là bà đã buồn! Nhưng đây mới là sự khởi đầu của mọi sự truân chuyên trong cuộc đời của mẹ tôi! Người xưa nói không sai : Hồng nhan thì bạc mệnh!
Nếu như lần bị cha ép gả cho Tây mẹ tôi kịch liệt phản đối thì lần này khi được tự do quyết định, mẹ tôi lại bị giằng xé lương tâm bởi nếu bà không đồng ý lời cầu hôn của ông C thì ông sẽ đi đâu, làm gì khi ông C lúc đó mọi thứ đều là con số không ..! Sau khi suy nghĩ, trăn trở , mẹ tôi đã nói hết chuyện với bà ngoại tôi để bà dò ý của ông ngoại xem thế nào ? Ông ngoại tôi đã ra giá, nếu ông C muốn lấy mẹ tôi thì phải đưa cho ông 2 vạn bạc ( tiền thời đó), trong đó phần ông 1 vạn, bà ngoại 1 vạn. Nghe bà ngoại nói lại, mẹ tôi muốn buông xuôi cho mọi việc đến đâu thì đến (nghiã là bỏ mặc ông C) ... Bà ngoại tôi thương con gái nên nói nếu mẹ tôi muốn lấy ông C thì 1 vạn bạc phần của bà không phải đưa. ( có lẽ đây là duyên số đưa đẩy để mẹ tôi có người chồng đầu tiên, vì nếu bà không mềm lòng nghĩ đến cảnh ông tứ cố vô thân hay bà ngoại tôi không thương con gái mà cứ để mặc ông ngoại đòi đủ 2 van bạc thì có khi mẹ tôi đã ....không lấy ông C làm chồng) haizzzz! duyên phận là một điều gì đó khó hiểu). Vậy là sau khi nghe bà ngoại nói mẹ tôi gom góp hết vốn buôn bán (cũng chưa đủ nên bà phải bán thêm nữ trang) để có đủ 1 vạn bạc đưa cho ông ngoại tôi và coi như bà được tự do lấy chồng theo ý muốn! (vì vậy sau này mẹ tôi không trách ai cả vì việc lấy chồng là do bà quyết định).
Cuối năm 1946 đầu năm 1947 mẹ tôi đã đi lấy chồng như thế !
(không áo cưới, không có các thủ tục hỏi cưới như của một người con gái bình thường chứ chưa nói là gái đẹp), hẳn là bà đã buồn! Nhưng đây mới là sự khởi đầu của mọi sự truân chuyên trong cuộc đời của mẹ tôi! Người xưa nói không sai : Hồng nhan thì bạc mệnh!
P/s: ...Thời gian mẹ tôi sống cùng gia đình tôi tại SG, đôi khi bà nói nửa đùa nửa thật với con gái tôi (lúc đó khoảng 8- 9 tuổi) là : "ngày xưa bà đi mua chồng cháu ạ". Tôi bây giờ ở tuổi gần chạm mốc 60 mới dần thấu hiểu những ẩn ức của mẹ, để rồi hiểu ra vì sao mẹ tôi lại trái tính, trái nết (như lời bà ngoại tôi nói về mẹ tôi) như thế !
..Với một khởi đầu về chuyện hôn nhân không mấy tốt đẹp như thế thì hẳn nhiên những gì sau đó xảy ra cũng không khó hiểu. Cuối năm 1947 mẹ tôi sinh con trai đầu lòng, bà vẫn đi buôn bán, nhưng tính ông C hay ghen tuông vô cớ vì mẹ tôi đẹp, nên bà thấy cuộc sống sau hôn nhân thật gò bó ( tôi cũng chưa bao giờ nghe mẹ tôi, bà tôi, dì tôi hay những người bạn của mẹ tôi nói lại dù chỉ một lần là mẹ tôi có ai đó là hình bóng khác của bà, chắc chắn một điều là mẹ tôi không có ai khác.)
...Rồi bão dông ập đến gia đình nhỏ của mẹ tôi, khi vào một buổi chiều tan chợ, mẹ tôi gặp một người bạn gái quen hồi cùng đi buôn bán gạo trong Tam Kỳ (người này sau đó bị kẹt lại Đà Nẵng do chiến tranh nổ ra không kịp hồi hương). Cô (bà) bạn này kể cho mẹ tôi nghe một câu chuyện (làm quà), là: cái ông to, cao, đen ( ông C), hồi trước để ý đến mẹ tôi thực ra đã có vợ, 2 con. Sau này ông ta đã bỏ vợ con nheo nhóc để theo người phụ nữ khác, một đứa con bị bệnh chết, còn 1 đứa cũng đang bệnh nặng không biết có qua khỏi không? (tôi không chắc chắn là người bạn này của mẹ tôi có biết người phụ nữ mà ông C theo đuổi là mẹ tôi hay không? hay bà ta cố ý kể cho mẹ tôi nghe như thế vì chuyện bà ấy kể sau này được xác định là chuyện thật 100%).
Có lẽ đất dưới chân mẹ tôi đã sụp đổ, có lẽ cơn giận (uất ức) vì bị lừa (tình) của mẹ tôi đã lên đến đỉnh điểm ( không tức giận làm sao được vì khi đó mẹ tôi mới 20- 21 tuổi, mang tiếng là một người đẹp, đi lấy chồng thì không giống ai, nay lại gặp hoàn cảnh trớ trêu như thế- nếu là tôi hẳn là tất cả đểu nhỏ xíu trong tay tôi ....và tôi sẽ gầm như sư tử trong rừng khi bị trúng thương)!
mẹ tôi hồi trẻ: Mẹ tôi trong một lần đi dự hôi nghị : (về y tê hoặc về Hội PN)
(...còn tiếp)
..Với một khởi đầu về chuyện hôn nhân không mấy tốt đẹp như thế thì hẳn nhiên những gì sau đó xảy ra cũng không khó hiểu. Cuối năm 1947 mẹ tôi sinh con trai đầu lòng, bà vẫn đi buôn bán, nhưng tính ông C hay ghen tuông vô cớ vì mẹ tôi đẹp, nên bà thấy cuộc sống sau hôn nhân thật gò bó ( tôi cũng chưa bao giờ nghe mẹ tôi, bà tôi, dì tôi hay những người bạn của mẹ tôi nói lại dù chỉ một lần là mẹ tôi có ai đó là hình bóng khác của bà, chắc chắn một điều là mẹ tôi không có ai khác.)
...Rồi bão dông ập đến gia đình nhỏ của mẹ tôi, khi vào một buổi chiều tan chợ, mẹ tôi gặp một người bạn gái quen hồi cùng đi buôn bán gạo trong Tam Kỳ (người này sau đó bị kẹt lại Đà Nẵng do chiến tranh nổ ra không kịp hồi hương). Cô (bà) bạn này kể cho mẹ tôi nghe một câu chuyện (làm quà), là: cái ông to, cao, đen ( ông C), hồi trước để ý đến mẹ tôi thực ra đã có vợ, 2 con. Sau này ông ta đã bỏ vợ con nheo nhóc để theo người phụ nữ khác, một đứa con bị bệnh chết, còn 1 đứa cũng đang bệnh nặng không biết có qua khỏi không? (tôi không chắc chắn là người bạn này của mẹ tôi có biết người phụ nữ mà ông C theo đuổi là mẹ tôi hay không? hay bà ta cố ý kể cho mẹ tôi nghe như thế vì chuyện bà ấy kể sau này được xác định là chuyện thật 100%).
Có lẽ đất dưới chân mẹ tôi đã sụp đổ, có lẽ cơn giận (uất ức) vì bị lừa (tình) của mẹ tôi đã lên đến đỉnh điểm ( không tức giận làm sao được vì khi đó mẹ tôi mới 20- 21 tuổi, mang tiếng là một người đẹp, đi lấy chồng thì không giống ai, nay lại gặp hoàn cảnh trớ trêu như thế- nếu là tôi hẳn là tất cả đểu nhỏ xíu trong tay tôi ....và tôi sẽ gầm như sư tử trong rừng khi bị trúng thương)!
mẹ tôi hồi trẻ: Mẹ tôi trong một lần đi dự hôi nghị : (về y tê hoặc về Hội PN)
(...còn tiếp)