1/ Mỗi người mỗi ý thích :
"Có người tột đỉnh vinh hoaCó người chỉ muốn thưởng trà, đọc thơ
Có người toả sáng lung linh
Có người lại thích giấu mình, ẩn cư..." (thơ lấy trên net)
"Con đường xưa em đi" - là tên một bài hát (hình lấy trên net)
2/+ Mình bây giờ kiểu:
"Một mình lo bảy, lo ba,
Lo cau trổ muộn, lo già hết duyên." ( TG: khuyết danh).+ Lý do người cao tuổi hay lo lắng linh tinh và stress, theo chị Google thì :
" Là do sức khỏe suy yếu, hoạt động kém linh hoạt và khả năng ghi nhớ, xử lý thông tin giảm thiểu đáng kể nên thường gặp phải nhiều vấn đề trong cuộc sống, dẫn đến tâm lý nhạy cảm, tiêu cực. Khi tinh thần bị suy giảm, người cao tuổi có thể chán ăn, mất ngủ, rối loạn lo âu…Vui một mình, buồn cũng một mình, đau ốm cũng một mình (không lẽ rủ ai cùng đau ốm ? hihi). Cảm giác cô đơn và buồn bã khiến người cao tuổi chán nản, mất hết hứng thú vào cuộc sống. Tâm lý cũng vì thế mà không được vui vẻ, luôn căng thẳng, mệt mỏi và stress.
Hệ thần kinh bị lão hóa: Là yếu tố trực tiếp gây ra tình trạng căng thẳng (stress), mệt mỏi ở người già. Quá trình lão hóa sẽ trở nên rõ rệt khi bước qua tuổi 60.
Khi hệ thần kinh bị thoái hóa, cảm xúc, tư duy và hành vi ở người già sẽ trở nên nhạy cảm hơn.Chính vì vậy mà người già (mong manh, dễ vỡ) hay bị stress.
- Ngoài ra khi hệ thần kinh bị lão hóa, người già sẽ đối mặt với nhiều vấn đề như suy giảm trí nhớ, giảm tính nhạy bén, linh hoạt và giảm khả năng ngôn ngữ. Lúc này, người cao tuổi sẽ khó có thể diễn đạt được hết suy nghĩ của bản thân khiến cho những người xung quanh không hiểu rõ. Từ đó gia tăng nguy cơ rối loạn lo âu, trầm cảm và nhiều rối loạn tâm lý khác...".
- Túm váy lại: Người già cần lưu ý các điểm chính sau:
- + Sức khỏe là “của để dành” cho tuổi già.
- + Phải biết quản lý tài chính thông minh, chuẩn bị sẵn sàng 2 khoản tiền :Tiền chăm sóc sức khỏe và tiền chuẩn bị cho những tình huống không báo trước.
- + Giữ tâm thanh thản, sống phải có đam mê và giao lưu với bạn bè. Sẵn sàng tâm lý cho sự "vô thường" của cuộc sống.
Nếu có đủ các điều kiện trên thì người già sẽ không "lo cau trổ muộn, lo mình hết duyên". hi!hi.
3/ Chuyện vui , kể rằng: ( giống như chuyện nửa cái bánh mì)
Có bà cụ nọ thấy vàng lên "đỉnh" nên đu trend, tiền chẳng có bao nhiêu, mà cứ "thắt lưng, buộc bụng" dành tiền "hiu chí" để đi mua ...vàng "lận lưng" cho có với ...người ta. Mà người già đã nghĩ là làm và cơ bản là cụ đã thích là cụ nhích thôi. Cụ nghĩ, tiền là của cụ nên cụ chả phải sợ " bố con thằng" nào cả .(ghê chưa). hi!hi
Cụ còn khoe : con trai cho cụ hẳn con heo đất với lời hứa hẹn là heo nuôi mấy năm nên mập ú à (cụ mừng thầm và nghĩ chỉ cần thêm vào một ít nữa là có hẳn một chỉ vàng ngay và luôn, kiểu chưa mua đã thấy lời ) kkk
+ Nói có sách mách có chứng: (hình lấy trên net)
Nhưng : "Sự thật, nhìn quá mất lòng", hihi :
+Kệ, có nhiêu hay nhiêu, cụ vẫn hăng hái lấy thêm tiền hiu chí của cụ ông (dấu dưới gối-hihi) rồi đi hẳn lên tận Sài Gòn mua cho chắc dạ, chứ mua vớ va vớ vẫn trúng vàng giả là toi (đúng kiểu nghĩ của người :già cmnr). Để tiết kiệm chi phí, cụ tự chạy xe máy, tới nơi xếp hàng rồng rắn lên mây. Đến gần trưa thì cũng tới lượt cụ, mà hôm đó cửa hàng quy định mổi người, trong một ngày chỉ được mua 1/2 chỉ thôi. Đường xa, trời nắng tháng tư như đổ lửa, chân yếu, tay run, không lẽ mua một chỉ vàng phải lặn lội đi 2 ngày trời. Nên cụ xuất chiêu năn nỉ cô nhân viên: "cô ơi tui là người cao tuổi, yếu rồi cô ạ, cô ưu tiên bán cho tui cả chỉ cô nhé", kèm theo lời năn nỉ là một nụ cười ... cầu tài. Cô nhân viên nhìn cụ, cười lại mà nụ cười của người trẻ kiểu lạ lắm và cổ nói :"Nếu cụ muốn được ưu tiên thì cụ vào ...bệnh viện nhé". Nghe xong cụ hết muốn làm người già.. Dự là với tinh thần ấy, hẳn là ngày hôm sau cụ lại đi tiếp thôi. Chúc cụ may mắn lần sau ! hi!hi.
4/. Chuyện thật đời thường:
+ "Sữa để em thơ/lụa tặng già" (Tố Hữu)
Già nhà này thì thích cả hai.
Sữa yến mạch : ( giờ thật giả lẫn lộn, uống mỗi ngày mà không biết thuộc hệ nào)