Trang

Thứ Bảy, 26 tháng 6, 2021

KỶ NIỆM - TUỔI THƠ !

 */Hồi con cái còn bé, kinh tế gia đình chưa "thoát nghèo", chuyện "cơm, áo, gạo, tiền" còn nặng trĩu trong cả giấc mơ của mình, nên đồ chơi của con thì có nhưng thi thoảng mới được mua một món gì đó gọi là, hay bà ngoại tự chế ( bà lấy sợi dây ni lông xé nhỏ xong cột vào cây đũa hay cái que dài dài cho cháu cầm làm cây phất phất như mấy bà tiên trong phim- hoặc bà xin mấy bộ đồ chơi nấu ăn bằng nhôm của cháu họ mang về. KLQ: Bà  còn lấy đồ cũ may quần áo bà ba cho cháu mặc trông vui lắm luôn! Viết đến đây tự dưng lại nhớ nhiều về những ngày xưa, gian khó ấy). Tuy vậy những năm ấy nhà mình có một vài món đồ chơi được coi là khá sang chảnh (gọi là xịn-mịn luôn á! hi!hi), đó hai con lật đật (búp bê của LX cũ -hồi ấy nhà ai có người thân đi LX về mới có) và xe đạp trẻ con bốn bánh. Lật đật thì một con side nhỏ là chị bạn lớn tuổi và cũng là sếp của mình cho (em của chị đi học ở LX gửi về), còn con lật đật lớn là quà của một người bạn của OX cũng đi LX về cho! (tiếc là năm 2006 khi chuyển nhà, lo loay hoay dọn nên bà ve chai lượm mất một con búp bê và con lật đât nhỏ). Giờ mình vẫn còn giữ được con lật đật lớn:

           Nó đây:

 Bác cậu (anh của mình) mua tặng con trai mình một xe đạp của trẻ con (hai chị em thích lắm, suốt ngày đạp lòng vòng trong nhà):


  */Còn đây là mấy  "bạn" gấu bông (của mẹ và cậu Sam-Kem) mà mình còn giữ được (hai con gấu đen mua cho 2 chị em vào năm 1995- con Pooh màu vàng to đùng là của bạn tặng con gái sinh nhật năm lớp 12 ; Con gấu bé màu đen -trắng là của con trai được mẹ mua cho năm 1999; ...). haizzza! toàn đồ "gần cổ":



Kem đang chơi với "kỷ niệm xưa'"của mẹ và cậu:


*/Con gái mình hồi đó rất thích chơi búp bê, bố mẹ không có điều kiện mua đồ xịn xò nên chơi mấy con búp bê nhựa be bé, mãi đến năm con 9 tuổi nhân dịp ra Hà Nội chơi mới mua  một con to với cái xe đẩy, thích lắm luôn. Sau này lớn hơn thì cổ thích búp bê barbie, cổ tự để dành tiền mua và chỉ để ngắm cho thỏa ước mơ ngày bé chứ khi đó đã hết tuổi chơi ...đồ hàng mất rồi! (haizzza). Nay cô ấy ra riêng gần 10 năm, mình vẫn ráng "giữ" những món đồ chơi nho nhỏ của cổ hồi đó, nhưng cuối tuần Kem về chơi là lôi ra vặt tay, chân gần hết:
                                                  
                                               
                                                   
                          Này thì barbie: (Kem làm cho tơi tả hết zồi) 
                                             
                           

Góc nhỏ kỷ niệm thời thơ ấu của mẹ Kem, bà ngoại ráng giữ sau những đợt "càn quét" của Kem: hihi! (Kem giờ nhiều đồ chơi đẹp, đồ cũ của mẹ thì Kem chỉ thích phá cho đã tay thôi)




Sam lúc bé mê xe, ông ngoại và mẹ  Sam mua cho Sam rất nhiều xe mà bà quên chụp lại. Chỉ mót được vài tấm hình bà chụp lúc còn bày ra để chụp được, sau nhiều quá thì mỗi lần dọn là gom vào bao.
                       ở nhà bà ngoại (2016) Sam có  một giàn "siêu xe" :

 Ở nhà Sam:
  
 Khi Sam lớn khoảng 6-7 tuổi là không chơi xe nữa, em Kem là con gái nên  không thích chơi xe nên bà và mẹ Sam gom lại phần thì gửi về dưới quê TG cho cháu họ của mình, phần cho con người quen của mẹ Sam.

           Giờ Ông ngoại Sam còn giữ được mấy cái, cuối tuần 2 anh em Sam về chơi lại đổ ra đếm:
                                        

  Kem giờ có những đồ chơi hấp dẫn hơn ngày xưa của mẹ Kem rồi, có nhà đồ chơi, không như mẹ Kem hồi bé phải lấy mền chăn treo mấy góc ghế làm nhà, còn đồ chơi thì đủ loại:



    
                Kem thích dán cái này khắp nhà, vui quá còn dán đầy mặt và chân :






Thứ Bảy, 19 tháng 6, 2021

LINH TINH THÁNG 6!

*/ SG vẫn  đang trong giai đoạn giãn cách xã hội theo NĐ15 của CP vì dịch bùng phát ở nhiều nơi, an toàn sức khoẻ là trên hết, ông bà xưa nói:“còn người là còn của”, hết dịch bệnh rồi  tính tiếp. Nhà mình 2 người già cũng chỉ quanh quẩn trong nhà, mình thì vốn ít đi nên cũng  không quá bí bức, chỉ có OX và con trai mình thì bứt rứt khó chịu, nào là tóc dài chưa đi hớt được, chồn chân, mỏi cẳng, hết thở dài lại thở ngắn... OX mình mọi hôm buổi sáng đi hai cữ cà phê "ch.ém gió" với bạn già, giờ ngồi bó gối ở nhà, từ bếp ra cổng rồi lên võng nằm chèo queo, chán gần ch.ết! Chịu thôi, tình hình chung cả XH chứ riêng nhà ai đâu, vẫn còn may hơn nhiều người là không phải là F gì cả nên không bị đi cá.ch ly! Nói theo kiểu dân gian là "trong cái rủi vẫn có cái may"!

                                            úp cái hình bình hoa lên cho lạc quan mùa dịch:

  Ngay sau dãy nhà mình đã bị phong tỏa : (lúc đầu thì khu phong tỏa rộng, sau gom lại chỉ còn nhà có liên quan đến covid thôi):

                             

   Thấy tình hình rất chi là tình hình nên mình vội vàng đi mua những thứ cần thiết: 



       */ Còn đây là mắm nêm dì Cẩn đặc sản của miền trung, món mà mình và các con cùng "mê": (OX nhà mình thì không thích)

Món bún, thịt quay, rau sống và... không thể thiếu mắm nêm pha tỏi ớt, chanh, đường, là bữa trưa cuối tuần của nhà mình, (thêm đĩa kiệu, tôm khô kia nữa là thôi rồi...Lượm ơi!) hi!hi! Mấy cái chai bên cạnh là nước sả, gừng nấu với đường phèn nấu uống mùa dịch:

   
                           
                                  Chán cơm, thèm đủ thứ nên mỗi người ăn sáng một kiểu khác nhau:

Tưởng  chiên cơm ăn trưa cho nhanh mà không phải  vì cắt, thái đủ thứ nên lâu hơn một bữa cơm bình thường:



Con gái gửi Grab về :


Hậu mùng 5/5:

OX nhà mình lâu lâu lại có quà của bạn cho:



*/ "Người ấy là ai?"  xin giới thiệu với mọi người đây là "chân dung" chàng Cú Duo mà mình mê mẩn và đang mất rất nhiều thời gian "theo đuổi": Hi!hi:

                       
                                                  Từ hạng 3 mà muốn lên hạng 2, kỳ này quả là một vần đề lớn á :

        */ Nhà mình không quen biết ai ở Iran, có cuộc gọi mà chẳng dám nhận vì biết là có "quả lừa" sắp rớt vào đầu, thời buổi dịch giã, kinh tế khó khăn, mọi người cẩn thận "củi lửa":


Thứ Bảy, 12 tháng 6, 2021

VE KÊU- HÈ VỀ !

 Màu thời gian! ( TG: Hoàng Mai)

"Phượng lại về khoe sắc với trời xanh.

Cái oi bức nặng nề như ngộp thở

Người thành phố với khát khao chợt nhớ,

Trận mưa rào tưới mát lúc hè sang.

Nàng Xuân rời khi trời đất qua trang

Phượng rực rỡ khoe sắc màu đỏ thắm.

Phượng đấy ư… này em… tuyệt lắm

Áo trắng sân trường được dịp ngừng bay."         

*/ Hè về rồi nhưng trẻ con vẫn phải "trốn" trong nhà vì dịch bệnh đang hoành hành! Chứ mọi năm là bọn trẻ "lên rừng-xuống biển" đen nhẻm cả rồi! Phải chờ hết dịch rồi tính thôi!

Mình vốn chỉ thích quanh quẩn trong nhà (cầm tinh con trâu) có nhiêu thời gian thì cứ hết bám theo em cú Duolingo rồi lại loanh quanh với mấy cái cây trên nhà, dời qua vần lại mấy chậu kiểng là hết ngày!

 Chậu Hoa Lan hồ điệp "lượm" về trồng lại. (chờ bông tàn rồi mới tách ra từng chậu nhỏ):


*/ Trốn "dịch covid" được anh trai "gửi "cho...nhìn một đĩa mít và hai trái mít chín rất hấp dẫn từ quê vào qua đường...zalo, đây là mít anh hái từ hai cây mít mẹ mình trồng cách đây đúng 50 năm (mẹ thì đi xa lâu rồi mà hai cây mít vẫn to, đẹp và... ngon):




*/Cuối tuần khi Sam- Kem về chơi thì nướng gà, nấu bò kho cho nhanh gọn:

                                                 
            Còn đây là một bữa sáng "lười" (là không nấu nướng, mua mang về: chay, mặn đủ cả):
                                                       

   */ Hồi mình còn bé ở quê, nhà có khách thì mẹ mình hay làm món trứng "rán"  (chiên- rán là phải có mỡ hoặc dầu) và cuộn lại cho đẹp. Còn bình thường nếu được ăn cơm trứng thì chỉ có "bác" trứng (là không có dầu mỡ, chỉ quậy trứng lên và đảo chín, thi thoảng có khi mẹ lấy chai dầu cá-thuốc của mình đổ vào chiên, chai thuốc dầu cá hồi đó của TQ viện trợ to chừng nửa lít, chiên dầu cá thì mùi khó ăn hơn là đảo chín lên) :

 Kiểu trứng cuộn mẹ làm:
                                                       
                                                 Hồi xưa ở quê có khách mà đãi thế này là oách...xà lách rồi: (hi!hi)
             
       và...đây là một bữa trưa đơn giản của nhà mình thì hiện tại:
            

 Mùa hè mới có quả mận Bắc: (chẹp!chẹp)

                           */Sam-Kem chơi thì phải thế này mới thích: 



*/ Kết quả sau một năm "kết bạn" với cú Duolingo: