Trang

Thứ Bảy, 15 tháng 2, 2020

60 TUỔI TRỞ LÊN BẠN DỰA VÀO AI ?

(Bài sưu tầm trên mạng và mình có thêm thắt câu chữ đôi chỗ cho phù hợp ý...mình, chỗ sửa ý sẽ in nghiêng).



            60 TUỔI TRỞ LÊN BẠN DỰA VÀO AI ?

Đó là dựa vào: Bản thân và chỉ có thể là bản thân mà thôi.
Từ 60 hay trước đó một chút cần có một chiếc nồi của riêng mình, trước lúc chết tuyệt đối không được vứt bỏ; phải có một người vợ (chồng) bên cạnh, hãy tận tâm đồng hành cùng một nửa kia của mình; có một cơ thể, hãy bảo trọng nó thật tốt; có một trạng thái tốt, hãy tự tạo niềm vui cho chính bản thân mình từ những việc nhỏ hàng ngày.
60 tuổi là chúng ta già rồi, chúng ta đã già thật rồi! Chỉ là sức khỏe vẫn còn tốt, đầu óc còn tỉnh táo, người già, chúng ta mong đợi ai ở cuối đọan đường đời?Và ai là người chờ đợi, nắm lấy tay ta khi ta ở cuối đoạn đường ấy?
 Để bàn về chuyện này cần phân ra vài giai đoạn:
Giai đoạn đầu tiên:
Sau khi nghỉ hưu đến 60 tuổi, thời gian này cơ thể còn khỏe, có điều kiện hơn lúc trẻ. Thích ăn gì thì ăn nhiều một chút, muốn mặc gì thì mặc đẹp một chút, muốn vui chơi thì cứ thả sức vui chơi. Đừng tiếp tục hà khắc với chính mình, quảng thời gian thế này không còn nhiều, cần trân trọng nắm giữ. Luôn giữ cho riêng mình một khoản tiền, giữ lại ngôi nhà, sắp xếp sẵn đường lui cuối đời cho thật tốt.
Kinh tế của con mạnh là nỗ lực của các con, người con hiếu thuận là lòng cảm ơn đối với phụ mẫu. Chúng ta không từ chối nhận tài trợ, chúng ta cũng không nên từ chối sự hiếu thuận từ các con. Nhưng vẫn phải dựa vào bản thân mình là chính, tự có kế hoạch cuộc sống của mình, phải tự chủ về tài chính! (mình đang ở gia đoạn đầu này)
Giai đoạn thứ hai.
Sau năm 70 tuổi nếu may mắn không bệnh, tật, vẫn có thể tự chăm sóc bản thân, điều này không phải vấn đề to tát gì, nhưng lúc này đây đã thực sự ý thức là bản thân già thật rồi, dần dần thể lực và tinh lực đều không còn được như trước, phản ứng càng ngày càng tệ hơn,trong ăn uống thì phải chậm chạp để tránh bị nghẹn, đi đứng phải từ từ - tránh bị ngã. Bạn cần để ý chăm sóc bản thân mình nhiều hơn !
Đừng tiếp tục quản này quản kia, quản con quản cái, quản cả đời thứ ba, thật ra bạn đã quản cả một đời người, cần ích kỷ một chút, quản tốt bản thân mình là được rồi, mọi thứ cần kiềm chế ở mức độ vừa phải, giúp quét dọn, làm những việc vặt vừa với sức của mình. Việc chính là cố gắng giữ gìn sức khỏe của chính mình duy trì cuộc sống khỏe lâu thêm một chút. Hãy cho mình thời gian để có thể sống độc lập càng lâu càng tốt vì như vậy sẽ tốt hơn so với cuộc sống phải cầu ,nhờ vả người khác.(mong là sống khỏe chết mau)
Giai đoạn thứ 3. (sau 75 tuổi)
Khi sức khỏe kém đi, phải cần có sự trợ giúp từ người khác! Nhất định phải được chuẩn bị kỹ lưỡng (cả tinh thần và vật chất) một cách tuyệt đối nhất có thể! Hầu hết mọi người sẽ không thể lường trước ải này. Cần điều chỉnh tâm trạng, để thích ứng. Sinh,lão,bệnh, tử là quy luật mà đời người ai cũng phải đối mặt. Đã là giai đoạn cuối cùng trong cuộc đời chẳng có gì đáng sợ hãi, khi đã có sự chuẩn bị bản thân sẽ không quá buồn tủi.
Thời gian này hoặc đi vào viện dưỡng lão hoặc thuê bảo dưỡng chăm sóc tại nhà, tùy vào khả năng kinh tế mà bố trí thích hợp, mọi thứ đều luôn có cách giải quyết, nguyên tắc là không để mặc con cái lo liệu, đừng tạo cho con trẻ thêm quá nhiều gánh nặng tâm lý, bởi chúng còn việc nhà, kinh tế riêng. Bản thân tự khắc phục nhiều một chút, cả đời bươn chải  có khó khăn nào chúng ta chưa từng trải qua, tin rằng hành trình cuối đời chỉ cần bình tĩnh đón nhận chúng ta có thể vượt qua một cách dễ dàng.(hy vọng là thế)
Giai đoạn thứ tư. (từ 80 tuổi trở đi)
Nếu khi đó tinh thần còn tỉnh táo, nhưng bệnh lý không cách nào chữa khỏi, cuộc sống hoàn toàn tồi tệ, chúng ta nên dũng cảm đối mặt với cái chết, kiên quyết không để gia đình, người thân và bạn bè lãng phí thời gian tiền bạc vô ích để giúp chúng ta giành lại cuộc sống với tử thần.(thật sự là chả để làm gì khi sống mà phải chịu đau đớn, cuộc sống như vậy sẽ không còn chút ý nghĩa nào, bởi vậy nên các cụ hay nói: chết sướng hơn.)
Tóm lại, cho dù bạn thọ lâu đến mức nào, cuối cùng cũng là một con người, câu nói này tuyệt nhiên không bi ai, không khủng khiếp, tất cả phụ thuộc vào cách sắp xếp cuộc sống của bạn, để xem bạn có phải là người có một tâm lý trưởng thành. Cảm thấy xứng đáng thì hãy hành động ngay, đừng quên, kiếp người chỉ có một lần, bắt gặp niềm vui và hạnh phúc, thì đừng bao giờ để dành lại kiếp sau.
Lời kết :
Những người bạn già xin hãy ghi nhận: Đời chúng ta hiếu thuận phụ mẫu, nhưng đến thế hệ sau (nếu vô phước) chúng ta lại bị bỏ rơi, tuyệt đối đừng bao giờ oán trách:"Người trên thiên đàng, tiền trong tài khoản",hay than vãn rằng mình là: "một người quá đỗi cô độc", "già rồi, chẳng có ai chăm sóc, đoái hoài" ... Điều này sớm đã trở thành suy nghĩ lỗi thời của thế hệ ngày nay vì chúng ta đã chuẩn bị cho mình một bước lùi (khi về già) từ trước!
Hãy thanh thản chấp nhận vì nghiệp của nhiều kiếp trước là do chính chúng ta tạo ra, không tại ai cả...!

P/s:Tự nhắc mình:


Phải là thế này khi về già: